“Tìm con”: Sau gian nan là ngập tràn hạnh phúc!

Chia sẻ

Mỗi gia đình, mỗi trường hợp là một câu chuyện riêng, không ai giống ai nhưng điểm chung là họ đã có được niềm hạnh phúc khi có được những thiên thần nhỏ sau tháng ngày đằng đẵng chạy chữa hiếm muộn nhờ những can thiệp từ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại.

Bốn cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn đặc biệt hạnh phúc vì đã tìm được conBốn cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn đặc biệt hạnh phúc vì đã tìm được con

Ngày 12/7, tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, hơn 500 cặp vợ chồng từng điều trị hiếm muộn thành công tại bệnh viện đã mang đến nhiều câu chuyện xúc động về hành trình “tìm con”. Có những hành trình rất dài, nhiều khi tưởng như vô vọng…

Đó là vợ chồng chị Nguyễn Thị Minh (SN 1977) và anh Mẫn Xuân Minh (SN 1973, quê ở Hiệp Hoà, Bắc Giang) chịu cảnh hiếm muộn đến 20 năm. Khoảng thời gian đó, chị mang thai ngoài tử cung 2 lần, phải cắt bỏ vòi tử cung, chị lại có tiền sử lạc nội mạc tử cung. Đến năm 2008, hai vợ chồng làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) nhưng không thành. Kinh tế cạn kiệt, anh Minh phải đi xuất khẩu lao động trả những khoản nợ đã vay trước đó để chữa vô sinh. Suýt chút nữa, họ đã định bỏ cuộc, không “tìm” con nữa. Nhưng chị Minh vẫn khao khát được làm mẹ. 10 năm sau, chị cố xin chồng làm thêm một lần nữa, sẽ là lần cuối cùng. Họ tìm đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Các bác sĩ đã chỉ định thực hiện IVF cho hai vợ chồng. Sau 6 ngày chuyển phôi, chị không dám nhìn que thử. Và người phụ nữ ấy đã khóc vì sung sướng khi thấy vạch mờ. Ngày chính thức có kết quả báo có thai, hạnh phúc vỡ oà. Năm 2019, sau bao vất vả của việc mang thai khi tuổi đã nhiều, trái ngọt đã đến với anh chị sau hành trình 20 năm tìm kiếm.

Hay trường hợp gia đình chị Lê Thị Xuân (SN 1984) - anh Nguyễn Minh Thắng (SN 1977) ở Sóc Sơn, Hà Nội. Sau khi kết hôn, chị sinh bé gái khoẻ mạnh bình thường. Nhưng đến năm 2012, khi sinh bé trai thứ hai, bé chẳng may bị bệnh do bố mẹ đều mang gen Thalassemia và mất khi vừa 1 tuổi. Năm 2018, hai vợ chồng tìm đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Tại đây, gia đình được tư vấn thực hiện thụ tinh ống nghiệm với sự hỗ trợ của kỹ thuật sàng lọc di truyền tiền làm tổ; kết quả đã chuyển phôi thành công. Chị Xuân đã sinh hai bé (1 trai 1 gái) vào đầu năm 2019 và hai bé hoàn toàn khoẻ mạnh, không mang gen Thalassemia như bố mẹ.

Một trường hợp khác là vợ chồng chị Bùi Thị Loan (1990) và anh Bùi Tiến Mạnh (1987) ở Lương Sơn, Hoà Bình. Anh Mạnh chẳng may bị chấn thương tinh hoàn, dẫn đến vô tinh. Sau hơn 9 năm chạy chữa hiếm muộn, tháng 5/2018, anh đã được các bác sĩ Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội mổ để lấy tinh trùng thực hiện IVF ICSI (thụ tinh trong ống nghiệm với phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn). Kết quả, chị Loan đã sinh 2 bé trai khỏe mạnh, đến nay hai bé đã được 15 tháng tuổi…

BS.CKII. Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, sau 8 năm phát triển, đến nay khoa Hỗ trợ sinh sản của bệnh viện đã triển khai được nhiều kỹ thuật hiện đại giúp điều trị thành công nhiều ca khó.

“Sự ra đời của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật IVF cùng nhiều phương pháp hỗ trợ khác đã giúp nhiều trường hợp hiếm muộn tưởng chừng vô vọng, cuối cùng vẫn có được quả ngọt. Tại bệnh viện, tỷ lệ thành công của các chu kỳ IVF khá cao và tăng dần theo từng năm, hiện tại là khoảng từ 50-70%” – bác sĩ Lợi chia sẻ.

PHƯƠNG ANH

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.