Giáo dục bằng yêu thương

Chia sẻ

Giống như đứa trẻ học nên người, cha mẹ cũng cần học làm cha mẹ với các phương thức giáo dục tích cực, nuôi lớn đứa trẻ bằng yêu thương và đồng hành.

Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đặc biệt, thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19 vừa qua cho thấy sự hạn chế di chuyển và các biện pháp cách ly khác kèm theo áp lực về xã hội, kinh tế hiện hữu... đã làm tăng bạo lực gia đình, đặc biệt ở trẻ em.

 Rất nhiều cha mẹ, trong tiến trình nuôi dạy con đã lựa chọn cách “yêu cho roi cho vọt, cho mắng cho nhiếc”Rất nhiều cha mẹ, trong tiến trình nuôi dạy con đã lựa chọn cách “yêu cho roi cho vọt, cho mắng cho nhiếc” (Ảnh: minh họa)

Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, chỉ tính riêng trong tháng 4/2020 (thời gian thực hiện giãn cách xã hội), Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 750 cuộc gọi đề nghị trợ giúp, trong đó hơn 200 cuộc cần sự can thiệp về bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em và những vấn đề liên quan đến sang chấn tâm lý.

Rất nhiều cha mẹ, người chăm sóc trẻ trong tiến trình nuôi dạy con đã lựa chọn cách “yêu cho roi cho vọt, cho mắng cho nhiếc” với mong muốn con mình “nên người” và với nhân danh “vì yêu con, vì giáo dục con”.

 với nhân danh “vì yêu con, vì giáo dục con”.Bố mẹ tin rằng làm cho trẻ sợ hãi hoặc đau đớn sẽ giúp trẻ ghi nhớ được các bài học và tạo được thói quen tốt, nhưng quan niệm hoàn toàn saiNhân danh “vì yêu con, vì giáo dục con”, bố mẹ tin rằng làm cho trẻ sợ hãi hoặc đau đớn sẽ giúp trẻ ghi nhớ được các bài học và tạo được thói quen tốt, nhưng quan niệm hoàn toàn sai (Ảnh: minh họa)

Họ đã tin rằng làm cho trẻ sợ hãi hoặc đau đớn sẽ giúp trẻ ghi nhớ được các bài học và tạo được thói quen tốt. Nhưng quan niệm này là HOÀN TOÀN SAI.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hình phạt như vậy gây ra nhiều tổn thương đôi khi rất lâu dài cho trẻ và không giúp đạt được hiệu quả giáo dục như cha mẹ và thầy cô mong muốn.

Các hình thức trừng phạt bằng đánh mắng có thể mang lại kết quả tức thời nhưng không dạy được trẻ bài học về việc phân biệt đúng sai, mà có thể khiến trẻ tin rằng bạo lực là cách thức để giải quyết vấn đề, khiến người khác làm theo ý mình và tệ hơn nữa, có thể biến trẻ trở thành một người ưa bạo lực và cư xử hung hăng khi lớn lên.

 các hình thức bạo lực mà bố mẹ gây ra có thể biến trẻ trở thành một người ưa bạo lực và cư xử hung hăng khi lớn lêncác hình thức bạo lực mà bố mẹ gây ra có thể biến trẻ trở thành một người ưa bạo lực và cư xử hung hăng khi lớn lên (Ảnh: minh họa)

Để nâng cao nhận thức của cha mẹ, người chăm sóc trẻ, thầy cô giáo, các bên liên quan và công chúng về loại bỏ những hình thức trừng phạt thể chất, tinh thần với trẻ em; tạo môi trường an toàn và tích cực để trẻ bày tỏ ý kiến và cùng giải quyết những vấn đề có liên quan đến trẻ; thúc đẩy phương pháp giáo dục không bạo lực trong quá trình nuôi dạy trẻ, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững phát động chiến dịch “Lan tỏa yêu thương” từ 9.10 đến 10.11.2020 với chủ đề “Giáo dục bằng yêu thương”.

Các hoạt động chính của chiến dịch bao gồm: tập huấn, đối thoại chính sách, sự kiện truyền thông ngoài trời, truyền thông trên mạng xã hội, dán poster tại các địa điểm công cộng...

Thông điệp mà chiến dịch lan tỏa đó là: Cha mẹ cần dành thời gian cho con, lắng nghe và thấu hiểu con; Cha mẹ, thầy cô giáo cần thực hành phương pháp giáo dục tích cực hàng ngày để vun đắp tình cảm gia đình, thầy trò và giúp trẻ phát triển toàn diện, tích cực; Cha mẹ, thầy cô giáo cần tăng cường khích lệ, động viên, nhìn vào quá trình tiến bộ của trẻ; Cha mẹ, thầy cô giáo cần chấm dứt việc so sánh, không phân biệt đối xử với trẻ. Trẻ cần chia sẻ cởi mở với thầy cô, bố mẹ những khó khăn và mong muốn của bản thân, lên tiếng khi bị bạo lực, xâm hại.

                                                                                                                  HẠ THI

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.