Dạy chữ cho mẹ

Trâm Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - “Có một câu mẹ nói mà mình còn nhớ mãi trong đầu “ lúc có việc phải đi ngân hàng hay đến uỷ ban xã mẹ thấy người ta biết đọc, viết chữ mà mẹ thèm lắm!”. Vì không biết chữ nên những lúc như thế mẹ đều phải nhờ người quanh đó viết hộ hay đọc hộ. Từ đó, quyết tâm giúp mẹ có thể đọc, viết trong mình lớn lắm!”.

Dạy chữ cho mẹ - ảnh 1
Chị Na đang dạy chữ cho mẹ.

Lê Thị Mộng Na (28 tuổi) vừa trở về sau thời gian 4 năm làm thực tập sinh kỹ năng ở viện dưỡng lão tại Nhật Bản. Cô chia sẻ, vì nhà chỉ còn mình mẹ, bố đã mất, nên cô quyết định trở về để được ở cạnh mẹ nhiều hơn. Vì đơn giản, Na rất thương mẹ.

“Mẹ mình vốn không biết chữ. Gia đình không mấy khá giả nên ngày xưa mẹ mình không được đi học tử tế” - Na mở lòng. Cô kể rằng, ông trời bù đắp cho mẹ bằng việc trí nhớ mẹ rất tốt. Lại còn tính toán nhẩm trong đầu rất giỏi. Tuy không biết chữ nhưng mẹ Na có hẳn 1 cuốn sổ để ghi công nợ mỗi khi đi buôn bán. Tên của khách hay người nợ mẹ đều nhớ trong đầu và về nhờ con cái viết lại vào cuốn sổ. 

Chị em Na khôn lớn cùng những ký ức đẹp đẽ ấy. Đến năm Na học cấp 1, “khi đã đủ khả năng nhận diện mặt chữ thì mình chỉ cho mẹ cách viết ra tên của mẹ”. “Cô giáo” Na nhớ lại, có hôm đã muộn rồi mà vẫn thấy mẹ lọ mọ học viết tên của mình. Đó là 1 trang giấy toàn tên của mẹ, tuy nét viết không được tròn trịa nhưng lại thật hoàn hảo trong mắt cô con gái nhỏ. “Lại có hôm mình bận làm bài tập thấy mẹ ấp úng, hiểu mẹ đang có chuyện gì đó muốn nói nhưng sợ phiền con. Đó là hôm mà mẹ muốn khoe đã có thể viết được đầy đủ tên của mẹ mà không sai rồi. Lúc đó, trông mẹ vui như trẻ con được cho kẹo vậy”. 

Lớn dần, Na chỉ cho mẹ cách đọc và cách viết được tất cả các mặt chữ. Cô thường bắt gặp mẹ ngồi xem sách ngữ văn hay truyện tranh của mình, mặc dù không nhận diện được hết các mặt chữ, nhưng mẹ xem rất say sưa. “Mình nhận ra, khao khát được biết chữ của mẹ lớn đến vậy. Vì mẹ rất chăm chỉ học lại còn tiếp thu nhanh nên cuối cùng mẹ cũng đã thành thạo việc đọc và viết”- Na kể.

Từ số báo này, Báo Phụ nữ Thủ đô mở chuyên mục “Góc ảnh yêu thương”. Bạn đọc có những bức ảnh và câu chuyện yêu thương muốn chia sẻ, có thể gửi về Báo theo địa chỉ Email: gocanhyeuthuong.pntd@gmail.com. Rất mong nhận được sự cộng tác!

Cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn - như một động lực để tình cảm mấy mẹ con Na thêm khăng khít, luôn nghĩ cho nhau. Năm học đại học, Na tích góp được ít tiền làm thêm mua cho mẹ 1 chiếc điện thoại thông minh. “Mẹ bảo không cần, điện thoại mẹ chỉ cần nghe gọi là đủ. Nhưng mình động viên mẹ, dùng điện thoại thông minh mẹ có thể nhắn tin, gọi video cho các con, như thế sẽ vui hơn nhiều. Và hơn cả, mình thấy mẹ đã thua thiệt quá nhiều”. Từ ngày được con gái tặng điện thoại mới, mẹ Na vui lắm khi có thể gọi video nói chuyện với con cái khi ở xa nhà. Na còn chỉ thêm cho mẹ cách viết tin nhắn, hay gửi tin nhắn bằng âm thanh. 

“Mẹ mình học nhanh lắm, lại còn tìm ra được những hình dán dễ thương, thả tim để gửi cho mình mỗi ngày. Lúc đầu, mẹ chỉ viết được tin nhắn không có dấu. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, mẹ đã học được cả cách viết có dấu, chỉ sai chính tả chút chút thôi”- Na cười.

Năm nay mẹ Na đã 53 tuổi rồi, nhưng nhờ biết chữ mà người mẹ đã có thể đều đặn nhắn tin cho con gái mỗi ngày. “Mình luôn tự hào vì có một người mẹ học rất giỏi”- Na chia sẻ.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.