Người con gái đặc biệt của mẹ

MAI CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đó là lời động viên đầy cảm động của mẹ dành cho Hoàng Thị Phương - người bị ảnh hưởng do di chứng chiến tranh để lại. Nhận được sự an ủi và động viên của mẹ, chị Phương nuôi dưỡng ước mơ trở thành cô giáo đặc biệt để giúp đỡ những mảnh đời khó khăn.

Hoàng Thị Phương sinh ra đã không có đôi bàn chân lành lặn như bao người. Ông nội của Phương tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bị nhiễm chất độc màu da cam, đến em là đời thứ ba. Hai chân khuyết thiếu xương bánh chè, chính vì vậy không thể co gập được như những người bình thường. Trải qua nhiều ca phẫu thuật từ Trung ra Bắc, năm 4 tuổi, Phương mới bắt đầu chập chững những bước đi đầu tiên đầy khó khăn và vất vả.

Người con gái đặc biệt của mẹ - ảnh 1

Hoàng Thị Phương làm diễn giả tại chương trình "Không khoảng cách".

 

Tuổi thơ Phương luôn bị ám ảnh bởi những lời trêu chọc của bạn bè, khiến em cảm thấy tự ti, khép mình. Luôn bị bạn bè trêu chọc bởi những câu nói gây tổn thương như: “con què”, “con tật nguyền” hay “con lùn”, Hoàng Thị Phương đã quyết định không thi lên cấp ba mà học trường nghề cho người khuyết tật sau khi tốt nghiệp THCS vì không thể vượt qua được sự tự ti và mặc cảm của bản thân trong môi trường giáo dục hòa nhập.

Tại trường nghề dành cho người khuyết tật, Phương có cơ hội được gặp gỡ với các bạn thanh thiếu niên khuyết tật tại trường nghề tỉnh Thanh Hoá. Nơi đó Phương được gặp những người bạn có nhiều dạng khuyết tật khác nhau. Chính những con người xa lạ đó đã cho em suy nghĩ rằng mình phải làm gì để có thể giúp đỡ được những bạn có hoàn cảnh khó khăn như mình. “Tại trường nghề dành cho người khuyết tật, em cảm thấy được hòa nhập với mọi người xung quanh hơn, không bị phán xét hay chỉ trỏ khi đi ra ngoài, được tự do thoải mái là chính mình...”, Phương chia sẻ

Người con gái đặc biệt của mẹ - ảnh 2

Hoàng Thị Phương trong một lần hỗ trợ đánh giá sàng lọc trẻ có nhu cầu đặc biệt.

 

Để có thể làm được điều đó, Phương đã quyết định bỏ ngoài tai những lời nói bên ngoài quay về thi cấp 3 để nuôi dưỡng ước mơ trở thành một cô giáo đặc biệt. Nhận được sự động viên và khích lệ từ gia đình, trong kì thi THPT Quốc gia 2020, em thi đỗ ngành giáo dục đặc biệt - trường Đại học Thủ đô Hà Nội với số điểm 26,5 điểm. Ước mơ trở thành một cô giáo đặc biệt trong em ngày càng gần hơn.

Cho đến nay, Phương đã là sinh viên năm 3 chuyên ngành giáo dục đặc biệt và đang từng ngày tham gia rất nhiều hoạt động xã hội, thiện nguyện, đặc biệt là hoạt động về người khuyết tật.

Bên cạnh việc học, Phương còn tích cực tham gia các dự án xã hội hướng tới nhóm đối tượng yếu thế trong lĩnh vực bình đẳng giới và quyền con người. Có thể kể tới báo cáo Cơ chế Rà soát Định kỳ phổ quát về quyền con người do Bộ Ngoại giao phối hợp với UNDP tổ chức; Tham gia làm phim về người khuyết tật trong khuôn khổ dự án Hansd Project; Tham gia chương trình đào tạo lãnh đạo trẻ và tiềm năng cho tổ chức người khuyết tật, Diễn giả chương trình “Không khoảng cách” do UNDP tổ chức…

Người con gái đặc biệt của mẹ - ảnh 3

Phương tham dự buổi lễ tổng kết dự án làm phim cho người khuyết tật.

Phương còn năng nổ tham gia các chương trình thiện nguyện trao quà cho trẻ em vùng sâu vùng xa mỗi dịp Tết đến: Chương trình “Góp nắng gửi xuân” tại Sơn La; tình nguyện viên chương trình “Tháng 3 biên giới” thực hiện cùng nhóm thiện nguyện Ước Mơ Cho Em mang yêu thương đến với các em nhỏ và bà con tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang; tình nguyện viên chương trình “Ban mai vùng cao” mang yêu thương đến với các em nhỏ và bà con tại tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị.

Hoàng Thị Phương là một trong 35 gương thanh niên khuyết tật sẽ được tuyên dương trong Chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2023 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Công ty TNHH TCPVN tổ chức. Chương trình Gala dự kiến được tổ chức vào tháng 11/2023 tại Thủ đô Hà Nội.

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.