Sức hút của những phụ nữ đảm đang

Bài và ảnh: Trang Thu
Chia sẻ

(PNTĐ) - Giữa thời đại phát triển của công nghệ và đời sống công nghiệp, tưởng như ai cũng vội vã trong nhịp sống nhanh và thích sự hiện đại, nhưng vẫn có những chị em đảm đang may vá, đan lát, thêu thùa như một cách để sống chậm và tạo cho ngôi nhà của họ trở nên “có hồn” hơn bao giờ hết.

Sức hút của những phụ nữ đảm đang - ảnh 1
Chị Trần Lệ Mỹ dành thời gian cho niềm đam mê may vá.

Sáng đi làm, tối về may vá
Sang Nhật Bản từ năm 2017, hiện làm việc trong lĩnh vực marketing và truyền thông, có kinh nghiệm tham gia phiên dịch tại nhiều sự kiện quốc tế lớn nhỏ, An Vũ đại diện cho một thế hệ 9x trẻ trung, năng động. Tuy nhiên, sau 8-10 tiếng ở công sở với không ít áp lực, trở về nhà, An Vũ lại hóa thành một cô gái điềm đạm, đảm đang tề gia nội trợ. 

Tự mày mò học thêu tay, những lúc rảnh, An Vũ có thể ngồi say mê hàng giờ đồng hồ bên khung thêu và kéo chỉ lên xuống. Cô thường thêu tranh hoa lá, kẹp sách, khăn... Những tác phẩm được An Vũ treo trên tường giúp cho ngôi nhà tại Nhật Bản như đẹp hơn và giúp kể một câu chuyện thú vị về vị chủ nhân nữ. Cô cũng dành 1 ngày tự cắt áo dài rồi kiên trì khâu tay bằng kim, hay thêu hoa trên áo cho cháu... Ngoài ra, cô còn thích đứng bếp giống mẹ mình, tâm huyết và tỉ mẩn nấu những món ăn không chỉ ngon miệng mà còn được bày biện, trang trí đẹp mắt. 

Với chị Trần Lệ Mỹ, sinh năm 1990, hiện ở Đà Lạt, Lâm Đồng, nếu để chọn một vật dụng gắn bó nhất với chị không thể khác là chiếc máy khâu. Từng di chuyển chỗ ở nhiều nơi, nhưng đi đâu, chị Mỹ cũng mang máy khâu theo. Công việc chính của chị hiện là kinh doanh homestay. Dù bận bịu thế nào, chị vẫn không quên niềm yêu thích đặc biệt của mình là trang trí nhà cửa và không gian sống bằng đồ nội thất vải tự làm. Trong nhà, từ chăn, ga gối, rèm cửa... đều được chị tự tay thiết kế rồi may. Đi chợ thấy những tấm vải đẹp là chị Mỹ tranh thủ mua về cất trong nhà, tới mức có lúc nhà chị giống như một tiệm vải nhỏ. Sau đó hễ có thời gian rảnh là chị lại ngồi vào chiếc máy khâu thân thuộc. Một bộ chăn, gối, chị thường mất khoảng 2 tiếng để hoàn thiện. 

Phụ nữ đảm đang thì được gì?
An Vũ cho biết, cũng có người hỏi cô, đảm đang thì được gì? Sống giữa một đất nước công nghiệp hóa, nhất là ở Nhật Bản, cái gì cũng sẵn có, chỉ cần bỏ tiền ra mua thì việc dành hàng tiếng ngồi khâu, An Vũ vẫn chọn cách ngồi thêu thùa liệu có phải là kéo lùi thời đại không? Nhưng theo An Vũ, cách cô thêu, may là để được xả stress và giúp cân bằng cuộc sống. Hơn thế, với An Vũ, dường như người phụ nữ đảm đang vẫn luôn có giá trị và sức hút riêng với những người xung quanh. Đơn cử như An Vũ được nhiều cô bác lớn tuổi tỏ ra yêu mến, đặt nhiều thiện cảm khi biết cô có thể thêu thùa, nấu ăn.

Sức hút của những phụ nữ đảm đang - ảnh 2

An Vũ chia sẻ, cô và 2 chị em gái may mắn được lớn lên trong gia đình có mẹ cũng giỏi may vá, nấu ăn. Cô vẫn còn nhớ những bộ quần áo bằng vải thun do mẹ may cho các con vào mỗi dịp được nghỉ hè (mẹ cô là giáo viên), những món ăn tròn vị, ngon miệng mà mẹ tỉ mỉ nấu. Từ lúc nào, mẹ đã trở thành người giữ lửa ấm trong nhà bằng sự tài khéo của mình. Ngày nay, trong xã hội hiện đại, bình đẳng giới đang được thực hiện tốt hơn, vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình vẫn rất quan trọng. Có thể người chồng giúp vợ nấu ăn, làm việc nhà nhưng không thể phủ nhận sức quyến rũ của một người phụ nữ giỏi may vá, thêu thùa...

Còn chị Trần Lệ Mỹ cho rằng, việc chị em phụ nữ giỏi cầm kim may vá, không hề mâu thuẫn với một hình ảnh phụ nữ năng động, tháo vát của xã hội hiện đại. Mẹ chị Lệ Mỹ cũng là một người phụ nữ giỏi giang công việc tề gia nội trợ, may vá. Trong ký ức của chị, mẹ luôn hiện lên là một người phụ nữ điềm đạm, khéo léo vun vén, sắp xếp công việc trong gia đình. Nhờ có mẹ mà các con luôn cảm thấy hạnh phúc và luôn ấm áp khi được trở về nhà. Cách đây ít lâu, chị Lệ Mỹ cũng từng ra Hà Nội tổ chức workshop về may vá, làm đồ handmade và nhận được sự hưởng ứng của nhiều bạn trẻ. Chị thấy rất vui vì nghĩa là trong một xã hội hiện đại, hóa ra vẫn có nhiều bạn trẻ 9x, 10x... cũng vẫn đang hướng đến việc giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, “công, dung, ngôn, hạnh”. 

Chị Nguyễn Thị Thanh cũng là một bà mẹ có niềm đam mê  may vá. 8-10 tiếng mỗi ngày, chị là bà chủ của một công ty tư nhân. Ít ai nghĩ rằng, một người sống không thể thiếu công nghệ, biết lái xe hơi, ngoại ngữ bắn như gió như chị cũng lại giỏi cầm kim, may vá. Thường vào cuối tuần, chị sẽ dành nguyên ngày chỉ để chăm sóc cho tổ ấm của mình bằng việc trang trí, dọn dẹp nhà cửa, may váy áo cho con gái. Để có thể mua được đồ cho con mặc, với chị Thanh là chuyện rất nhỏ, nhưng váy áo do mẹ tự tay lựa chọn vải, tạo kiểu và may vẫn luôn có là vô giá.

Anh Hùng, chồng của chị Thanh chia sẻ: Người phụ nữ đảm dù là ở khía cạnh  nào thì cũng đều đáng quý. Khi bước vào một ngôi nhà, người ta có thể cảm nhận được ngay ngôi nhà đó có bàn tay sắp xếp của người phụ nữ hay không. Dành thời gian may vá, hay đơn giản là giữ gìn căn bếp sạch sẽ, cắm được một lọ hoa đẹp... người phụ nữ đảm đang đã đem lại hạnh phúc cho ngôi nhà của mình. Vì thế mà tôi luôn biết ơn và trân trọng vợ, đi đâu cũng chỉ muốn sớm được về nhà. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.