Sáng 6/8, cả nước có thêm 3.794 ca mắc Covid-19 mới

Chia sẻ

Tính đến sáng ngày 07/8, Việt Nam có 197.175 ca nhiễm trong đó có 2.338 ca nhập cảnh và 194.837 ca mắc trong nước.

Sáng 6/8, cả nước có thêm 3.794 ca mắc Covid-19 mới - ảnh 1

Tính từ 18h30 ngày 06/8 đến 6h ngày 07/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.794 ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (1.836), Bình Dương (882), Đồng Nai (466), Tiền Giang (165), Long An (160), Bà Rịa - Vũng Tàu (100), Vĩnh Long (62), Phú Yên (31), Sơn La (20), Kiên Giang (17), Bình Định (17), Lâm Đồng (12), Đồng Tháp (11), Đắk Nông (7), Hải Dương (3), Bạc Liêu (3), Thanh Hóa (2) trong đó có 933 ca trong cộng đồng.

Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 193.267 ca, trong đó có 59.558 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 02/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Quảng Ninh, Bắc Kạn.

Có 12 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 62.332 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 518 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 18 ca.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 6.861.784 mẫu cho 19.403.096 lượt người.

Trong ngày có 451.256 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 8.528.267 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 7.664.944 liều, tiêm mũi 2 là 863.323 liều.

Bộ Y tế ban hành Công điện số 1155/CĐ-BYT ngày 06/8/2021 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; đến ngày 10/8/2021, nếu đơn vị nào triển khai tiêm chủng chậm, Bộ Y tế sẽ công bố công khai kết quả tiêm chủng của đơn vị trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương; báo cáo Thủ tướng Chính phủ; điều phối vắc xin cho các đơn vị khác và sẽ tạm dừng việc phân bổ vắc xin cho đơn vị trong các đợt tiếp theo.

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất thành lập 5 trạm cấp cứu vệ tinh dã chiến 115 phục vụ công tác cấp cứu bệnh nhân. Các trạm cấp cứu này hoạt động trên cơ sở trưng dụng, chuyển đổi công năng một số xe vận chuyển hành khách của các đơn vị vận tải trên địa bàn.

Thành phố đề nghị các bệnh viện trong và ngoài công lập; các bệnh viện điều trị COVID-19 và Trung tâm Y tế các quận, huyện sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đến khám, cấp cứu, không để xảy ra tình trạng chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh.

TP. Hà Nội: Xây dựng phương án mua sắm kịp thời vật tư, trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm... để sẵn sàng đáp ứng với cấp độ 5.000 giường, 10.000 giường, 20.000 giường điều trị người bệnh COVID-19.

THẢO HƯƠNG

 

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.
Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).