Làm tốt công tác cán bộ Hội cơ sở: Nền tảng xây dựng tổ chức Hội và hệ thống chính trị vững mạnh

Kỳ 4: “Trẻ hóa cán bộ” nhưng nhiều “cán bộ trẻ” chưa chọn tổ chức Hội

HOÀNG LAN-THANH THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Các cán bộ Hội nói chung, trong đó có cán bộ Hội cơ sở giống như “những chiến sĩ thầm lặng” luôn tận tâm, tận lực, hết mình cống hiến vì sự tiến bộ của phụ nữ, vì mục tiêu bình đẳng giới. Tuy nhiên, hiện nay, một số đãi ngộ dành cho cán bộ Hội còn chưa thật sự phù hợp với đóng góp của chị em. Vì vậy, nhiều phụ nữ trẻ, có trình độ đã không lựa chọn Hội để “đầu quân”.

Kỳ 4: “Trẻ hóa cán bộ” nhưng nhiều “cán bộ trẻ” chưa chọn tổ chức Hội - ảnh 1
Kỳ 4: “Trẻ hóa cán bộ” nhưng nhiều “cán bộ trẻ” chưa chọn tổ chức Hội - ảnh 2

Chế độ, chính sách cán bộ là hệ thống các quy định do nhà nước, địa phương, đặt ra để tạo nguồn và nâng cao chất lượng, ghi nhận, đánh giá sự đóng góp của đội ngũ cán bộ. Hiện nay, hệ thống chế độ, chính sách đối với cán bộ Hội cơ sở bao gồm: Các quy định về chế độ tiền lương, phụ cấp (đối với Chủ tịch Hội), trợ cấp (đối với Phó Chủ tịch Hội); chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… bắt buộc và tự nguyện (đối với mọi cán bộ Hội cơ sở) cùng các chính sách về đào tạo bồi dưỡng, chính sách bình đẳng giới, chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo điều kiện để cán bộ Hội có cơ hội học tập nâng cao trình độ; bảo đảm môi trường làm việc thuận lợi, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị làm việc; Hệ thống chính sách đối với cán bộ Hội cơ sở là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ Hội cơ sở.

Kỳ 4: “Trẻ hóa cán bộ” nhưng nhiều “cán bộ trẻ” chưa chọn tổ chức Hội - ảnh 3
Hiện nay, chỉ có Chủ tịch Hội LHPN cơ sở cấp xã là cán bộ chuyên trách cấp xã, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Song, hiện nay, chỉ có chủ tịch Hội LHPN cơ sở cấp xã là cán bộ chuyên trách cấp xã, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Số cán bộ còn lại không hưởng lương từ ngân sách (Phó Chủ tịch hưởng chế độ phụ cấp, Chi hội trưởng hưởng chế độ bồi dưỡng), chưa có yêu cầu về tiêu chuẩn, vị trí việc làm, tiêu chí đánh giá cụ thể, hoạt động chủ yếu xuất phát từ tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm với công tác Hội và phong trào phụ nữ địa phương. Chính vì vậy, việc lựa chọn, quy hoạch, bố trí sử dụng và đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ Hội cơ sở có nhiều khó khăn.

Có câu nói vui, trừ số cán bộ nữ có tâm huyết, nhiệt tình với Hội, cán bộ nào “không gặp phải áp lực kinh tế gia đình” mới có thể yên tâm công tác tại tổ chức Hội Phụ nữ. Ghi nhận từ thực tế cho thấy, nhiều phụ nữ trẻ, có trình độ (giỏi ngoại ngữ, tin học, tốt nghiệp đại học...) đã không lựa chọn tổ chức Hội để làm việc.

Kỳ 4: “Trẻ hóa cán bộ” nhưng nhiều “cán bộ trẻ” chưa chọn tổ chức Hội - ảnh 4

Theo chị Đinh Thu Hương, Chủ tịch Hội LHPN phường Thành Công, quận Ba Đình, chủ trương trẻ hóa cán bộ nhằm tăng “sức trẻ” trong đội ngũ lãnh đạo Hội Phụ nữ từ cơ sở. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cán bộ trẻ vào vị trí cũng đi liền với việc “trẻ” cả về mức lương khởi điểm (bậc 1). Nếu không kiêm nhiệm, thu nhập của một Chủ tịch phụ nữ cơ sở chỉ ở mức 4-5 triệu đồng/tháng. Tuy mức thu nhập này tương đồng với người lao động tại nhiều ngành nghề khác nhưng cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở lại không có các khoản thu nhập tăng thêm, tiền làm ngoài giờ dù nhiều chị em lăn lộn với phong trào từ sáng sớm hay tối muộn. Vì vậy, nhiều phụ nữ trẻ đã không chọn về tổ chức Hội. Hoặc một số vào Hội với tâm lý “làm tạm” đợi có công việc tốt, chế độ đãi ngộ cao hơn là chuyển đi.

Kỳ 4: “Trẻ hóa cán bộ” nhưng nhiều “cán bộ trẻ” chưa chọn tổ chức Hội - ảnh 5

Kỳ 4: “Trẻ hóa cán bộ” nhưng nhiều “cán bộ trẻ” chưa chọn tổ chức Hội - ảnh 6

Thực hiện Đề án số 21-ĐA/TU ngày 16/9/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Sắp xếp, bố trí kiêm nhiệm các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội”, toàn thành phố có 32 Chủ tịch Hội cơ sở được phân công kiêm nhiệm các chức danh (văn phòng đảng ủy, phụ trách công tác truyền thanh, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân, Phó Bí thư Đoàn thanh niên, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ), 570 Phó Chủ tịch Hội cơ sở (tỷ lệ 97,4%) được bố trí kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách cấp xã (Phó Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Phó Bí thư Đoàn thanh niên…), trong đó có 14 công chức cấp xã được giao kiêm nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Hội cơ sở, một số Phó Chủ tịch Hội cơ sở được phân công kiêm nhiệm thêm 02 chức danh.

Đa số Chi hội trưởng phụ nữ ở địa bàn dân cư được bố trí kiêm nhiệm, làm nhiệm vụ của cộng tác viên dân số, hòa giải viên, tổ trưởng, tổ phó dân phố, tham gia ban công tác Mặt trận… Đây cũng là một khó khăn nữa khi việc kiêm nhiệm dẫn đến cán bộ ít có thời gian tập trung cho công tác Hội, nhất là những cán bộ kiêm nhiệm văn phòng đảng ủy, công chức UBND kiêm, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động Hội. Mô hình tổ chức Hội tại cơ sở và đội ngũ cán bộ Hội cơ sở được tinh gọn, trong khi số lượng hội viên phụ nữ ngày càng tăng, nhu cầu và những vấn đề của hội viên, phụ nữ đa dạng, địa điểm tổ chức hoạt động Hội nhất là với khối phường gặp nhiều khó khăn.

Kỳ 4: “Trẻ hóa cán bộ” nhưng nhiều “cán bộ trẻ” chưa chọn tổ chức Hội - ảnh 7
Chị Nghiêm Thu Trang, Chủ tịch Hội LHPN phường Liễu Giai, quận Ba Đình trao quyết định công nhận hội viên danh dự cho các hội viên là nam giới và tặng áo dài cho các nữ công nhân môi trường

Bên cạnh đó, thực hiện Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, Nghị quyết số 35/2023/NQ-UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn giai đoạn 2023-2030, Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025; kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 23/8/2023 của UBND TP Hà Nội thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn TP Hà Nội và chủ trương của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, dự kiến giai đoạn 2023-2025, số lượng đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP Hà Nội sẽ giảm từ 579 đơn vị xuống còn 509 đơn vị, giảm 70 đơn vị.

Kỳ 4: “Trẻ hóa cán bộ” nhưng nhiều “cán bộ trẻ” chưa chọn tổ chức Hội - ảnh 8
Cán bộ Hội cơ sở quận Đống Đa tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả sau mưa bão số 3 vừa qua

Sau khi đề án được phê duyệt, sẽ có nhiều tổ chức Hội cơ sở phải hợp nhất, sáp nhập, nhiều cán bộ Hội sẽ được bố trí sắp xếp lại. Việc sáp nhập này nhằm thực hiện chủ trương lớn của Nhà nước nhằm góp phần tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số Chủ tịch Phụ nữ cơ sở sẽ đứng trước nguy cơ phải nghỉ công tác nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của cán bộ Hội cơ sở. Nếu không triển khai một cách khoa học, đảm bảo nguyên tắc, lựa chọn đúng cán bộ có phẩm chất, năng lực, trình độ nổi trội vì cái chung thì sẽ làm giảm chất lượng đội ngũ cán bộ Hội cơ sở Thành phố.

Kỳ 4: “Trẻ hóa cán bộ” nhưng nhiều “cán bộ trẻ” chưa chọn tổ chức Hội - ảnh 9

 

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương 291 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu toàn quốc

Biểu dương 291 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu toàn quốc

(PNTĐ) - Sáng 17/12, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức Hội nghị biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu toàn quốc trong xây dựng gia đình văn hóa ấm no hạnh phúc. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác vận động phụ nữ cho cán bộ Hội Phụ nữ nước Lào năm 2024

Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác vận động phụ nữ cho cán bộ Hội Phụ nữ nước Lào năm 2024

(PNTĐ) - Thực hiện Biên bản ghi nhớ giữa Hội LHPN Thủ đô Hà Nội và Hội Phụ nữ Thủ đô Viêng Chăn (giai đoạn 2022-2025), sáng 3/12,  Hội LHPN Hà Nội, Ban Tổ chức Thành ủy phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác vận động phụ nữ cho 20 cán bộ Hội Phụ nữ Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Học viện Phụ nữ Việt Nam.
Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.