Thúc đẩy bình đẳng giới, phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới công tác bình đẳng giới

HOÀNG LAN - HỒNG NHUNG
Chia sẻ

Kỳ 1: Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới công tác bình đẳng giới - ảnh 1

Công tác phụ nữ và bình đẳng giới luôn là mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội. Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành hàng loạt chính sách, luật pháp và sáng kiến nhằm phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ, tạo mọi điều kiện để phụ nữ được phát triển toàn diện, qua đó xây dựng một xã hội công bằng, tiến bộ, văn minh và bền vững.

Kỳ 1: Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới công tác bình đẳng giới - ảnh 2

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ đã thể hiện rõ tầm nhìn vượt thời đại, tư duy chính trị của Người và luôn là những định hướng quan trọng cho công tác bình đẳng giới ở nước ta hiện nay.

Năm 1927, trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người đã nhấn mạnh, phụ nữ chiếm số đông trong lực lượng nhân dân, lại bị kìm hãm và chịu nhiều đau khổ nên luôn có tinh thần đấu tranh cách mạng. Sự nghiệp cách mạng không thể thành công nếu không có phụ nữ tham gia. Theo Người, "nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa".

Kỳ 1: Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới công tác bình đẳng giới - ảnh 3

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn tiên phong thực hiện tư tưởng đó gắn với những việc làm cụ thể. Bác khẳng định, phụ nữ có quyền tham gia mọi hoạt động chính trị một cách bình đẳng như nam giới, có quyền bầu cử, ứng cử, có quyền tự do ngôn luận, đi lại, cư trú và nhất là quyền bình đẳng trước pháp luật. Hiến pháp đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 mà Người là Trưởng Ban soạn thảo ghi rõ: "Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa" (Điều 6);  "Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện" (Điều 9)... Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ Việt Nam được pháp luật thừa nhận và bảo đảm có những quyền bình đẳng với nam giới trên tất cả các lĩnh vực.

Không chỉ khẳng định vị thế của phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng quan tâm khích lệ, động viên phụ nữ tự tin, nỗ lực vươn lên, phát huy khả năng để đóng góp cho xã hội. Người căn dặn: "Phụ nữ ta phải xóa bỏ cái tâm lý tự ti và ỷ lại; phải có ý chí tự cường, tự lập; phải nâng cao lên mãi trình độ chính trị, văn hóa, kỹ thuật" và "Về phần mình, chị em phụ nữ không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình mà tự mình phải tự cường, phải đấu tranh".

Kế thừa, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi thành lập đã đánh giá cao vai trò của phụ nữ. Đảng khẳng định: “Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng không thắng lợi được...”.

Kỳ 1: Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới công tác bình đẳng giới - ảnh 4

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (2001) nêu rõ: “Thiết thực chăm lo sự bình đẳng về giới, sự tiến bộ của phụ nữ...” đến Nghị quyết Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) tiếp tục nhấn mạnh: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người”. Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) tái khẳng định: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực hiện tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng”. Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (2021) một lần nữa khẳng định chủ trương: “Phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới... Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới”.

Kỳ 1: Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới công tác bình đẳng giới - ảnh 5
Các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đều nhấn mạnh mục tiêu nâng cao trình độ mọi mặt, đời sống vật chất, tinh thần, thiết thực chăm lo sự tiến bộ của phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới

Nhiều Nghị quyết, chỉ thị của Đảng cũng đã đưa vào các khái niệm “công tác vận động phụ nữ”, “công tác cán bộ nữ” như Nghị quyết 153 của Ban bí thư TW Đảng (năm 1967) về Công tác cán bộ nữ đã chỉ đạo việc đề bạt, sử dụng cán bộ nữ; Nghị quyết số 04/NQ-TƯ ngày 12-7-1993 của Bộ chính trị về Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới đã khẳng định “Sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, của toàn xã hội và từng gia đình”.

Đặc biệt, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khẳng định: “Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ... chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ, thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội”.

Kỳ 1: Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới công tác bình đẳng giới - ảnh 6

Chỉ thị 21-CT/TW ngày 20/1/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới nhấn mạnh: “Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam các cấp phát huy vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ... Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ hội có đủ phẩm chất, năng lực, sáng tạo, tâm huyết, trách nhiệm, giỏi vận động phụ nữ”.

Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện như Nghị quyết số 57/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới nhằm tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo; Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ về Quy định trách nhiệm của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước; Kế hoạch số 2543/KH-BNV ngày 18/7/2013 của Bộ Nội vụ về Kế hoạch triển khai Nghị định số 56/NĐ-CP.

Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2006 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007; Luật phòng chống Bạo lực gia đình được Quốc hội thông qua tháng 11/2007 có hiệu lực từ 1/7/2008 và nhiều Bộ luật và Luật khác được sửa đổi, hoàn thiện theo hướng lồng ghép giới...

Kỳ 1: Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới công tác bình đẳng giới - ảnh 7
Kỳ 1: Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới công tác bình đẳng giới - ảnh 8

 

Theo PGS.TS. Trần Quang Tiến, Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, có thể thấy, với những nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội và chính bản thân phụ nữ, công tác phụ nữ ở Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào thành tựu của đất nước sau gần 40 năm đổi mới. Nhận thức về vai trò, vị trí của phụ nữ, công tác phụ nữ và bình đẳng giới có chuyển biến tích cực. Hệ thống luật pháp, chính sách đối với phụ nữ và bình đẳng giới từng bước được hoàn thiện, có nhiều tiến bộ. Vị trí và vai trò của người phụ nữ Việt Nam ngày càng được khẳng định và phát huy thông qua tổ chức Hội của phụ nữ là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Kỳ 1: Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới công tác bình đẳng giới - ảnh 9

Sự thay đổi vị trí và vai trò của phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện đại phản ánh sự tiến bộ trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển toàn diện con người. Từ những vai trò truyền thống trong gia đình, phụ nữ Việt Nam đã mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong kinh tế, chính trị và xã hội.

Theo PGS.TS, Phó Viện trưởng Viện Xã hội học Nguyễn Đức Chiện và cộng sự, hiện nay, người phụ nữ đã có nhiều cơ hội tham gia đóng góp và thụ hưởng trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục, thể thao... Đặc biệt, sự tham gia và thụ hưởng của phụ nữ trong cuộc sống gia đình và xã hội không chỉ đóng góp vào ổn định hạnh phúc gia đình mà còn góp phần gia tăng sản xuất tăng trưởng kinh tế của gia đình và đất nước.

Những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2019-2024, Việt Nam đã quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu của Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, các cam kết quốc tế khác về bình đẳng giới, nổi bật là việc xây dựng và củng cố luật pháp, chính sách của quốc gia. Việt Nam nghiêm túc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản pháp luật và chính sách nhằm xóa bỏ những quy định mang tính chất phân biệt đối xử đối với phụ nữ và nam giới. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 được ban hành với nhiều mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, với sự chung tay, phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan ở trung ương và địa phương, công tác bình đẳng giới đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ Đảng các cấp trong các nhiệm kỳ đều tăng. Có 59% các bộ, cơ quan ngang bộ có lãnh đạo chủ chốt là nữ. 74,6% chính quyền địa phương cấp tỉnh có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV đạt 30,26% cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực. Khoảng cách giới trong tất cả các cấp giáo dục được thu hẹp; hệ thống dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới được mở rộng và nâng cao chất lượng; vai trò, vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế được nâng cao, ngày càng có nhiều gương mặt nữ doanh nhân và nữ giám đốc điều hành tiêu biểu của Việt Nam được các diễn đàn kinh tế thế giới ghi nhận và tôn vinh. Nhiều nữ sỹ quan đã tham gia Lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc đã chứng tỏ năng lực tiềm tàng của phụ nữ và khi phụ nữ được phát huy vai trò, họ có thể đáp ứng được bất kỳ nhiệm vụ nào.

Kỳ 1: Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới công tác bình đẳng giới - ảnh 10

Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2024 do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2024 đứng thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022.

Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất mục tiêu số 5 về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái trong các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Các thành tựu về bình đẳng giới đã góp phần nâng cao vai trò, uy tín và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Ngày 09/4/2024, Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Chấp hành cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025 - 2027. Sự kiện này thể hiện thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với các các chính sách, thành tựu về thúc đẩy bình đẳng giới và nỗ lực hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực này, đồng thời tin tưởng Việt Nam sẽ đóng góp tích cực vào công tác điều hành của UN Women trong thời gian tới. Như vậy, kể từ tháng 01/2025 đến hết năm 2027, Việt Nam sẽ tham gia điều phối xây dựng và triển khai các định hướng lớn của Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ, bảo đảm các chiến lược và hoạt động của cơ quan này nhất quán với các mục tiêu và chính sách tổng thể của Liên Hợp Quốc về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Kỳ 1: Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới công tác bình đẳng giới - ảnh 11
 

Tin cùng chuyên mục

Hơn 30 tác phẩm đạt giải tại cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024

Hơn 30 tác phẩm đạt giải tại cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024

(PNTĐ) - Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) vừa tổ chức Lễ tổng kết chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.