Để du lịch Tây Bắc "cất cánh" sau đại dịch

Bài 1: Nỗ lực “phá băng” để trở lại “đường đua” tăng trưởng

THU HÀ - MAI THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tây Bắc là một vùng rộng lớn có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch, đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế, xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, sau một thời gian dài bị “đóng băng” bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, làm thế nào để du lịch “cất cánh” trở lại và phát triển mạnh mẽ trong tình hình mới là điều mà các cấp chính quyền các tỉnh Tây Bắc lẫn những người làm du lịch không khỏi trăn trở.

Bài 1: Nỗ lực “phá băng” để trở lại “đường đua” tăng trưởng  - ảnh 1
Bài 1: Nỗ lực “phá băng” để trở lại “đường đua” tăng trưởng  - ảnh 2
Bài 1: Nỗ lực “phá băng” để trở lại “đường đua” tăng trưởng  - ảnh 3

Trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát, cùng với cả nước, ngành du lịch của vùng Tây Bắc bị ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, ngay sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, các tỉnh Tây Bắc đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ, đưa du lịch hồi sinh và trở lại “đường đua” tăng trưởng.

Bài 1: Nỗ lực “phá băng” để trở lại “đường đua” tăng trưởng  - ảnh 4

Tây Bắc là vùng đất sở hữu nguồn tiềm năng du lịch lớn với thiên nhiên kỳ vĩ, lịch sử hào hùng, văn hóa dân tộc phong phú đa dạng... Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài suốt hơn 2 năm đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng. Trong đó phải kể đến du lịch - được xem ngành công nghiệp không khói đã phải hứng chịu tác động nặng nề trong một thời gian dài. Có thời điểm, du lịch vùng Tây Bắc bị "đóng băng” do phải tạm dừng hoạt động đón khách để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Bài 1: Nỗ lực “phá băng” để trở lại “đường đua” tăng trưởng  - ảnh 5

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Vừ A Bằng cho biết: Điện Biên có tiềm năng phong phú, đa dạng để phát triển du lịch với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, lịch sử hào hùng, văn hóa độc đáo. Toàn tỉnh hiện có 29 di tích xếp hạng, trong đó nổi bật nhất là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, 14 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh. Lĩnh vực du lịch được tỉnh xác định là mũi nhọn trong phát triển kinh tế xã hội và dành nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển. Nhưng khi dịch Covid-19 bùng phát, trong 2 năm (2020 - 2021), ngành du lịch Điện Biên bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

Năm 2021, Điện Biên chỉ đón được 345.000 lượt khách du lịch, đạt 37,91% so với kế hoạch (901.000 lượt khách), trong đó khách quốc tế ước 308 lượt, đạt 0,4% so với kế hoạch. Tổng doanh thu chỉ đạt 43,24%. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp phải thu hẹp, thậm chí tạm dừng hoạt động kinh doanh. Số lao động hoạt động trong ngành du lịch giảm mạnh từ 14.000 người xuống còn 3.000 người. Lực lượng lao động trong ngành du lịch đã chuyển mạnh sang các ngành, lĩnh vực khác để duy trì thu nhập đảm bảo đời sống. Điều này gây khó khăn rất lớn đối với phục hồi hoạt động du lịch sau đại dịch.

Bài 1: Nỗ lực “phá băng” để trở lại “đường đua” tăng trưởng  - ảnh 6

Tại tỉnh Hòa Bình, theo Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch Hòa Bình, năm 2020, toàn tỉnh đón 1,98 triệu lượt khách du lịch chỉ đạt 60% kế hoạch. Trong đó, khách quốc tế (chủ yếu là người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam) là 280 nghìn lượt, khách nội địa 1,7 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch 1.475 tỷ đồng, chỉ đạt 59% kế hoạch năm. Đến năm 2021, lượng khách giảm xuống còn 1,4 triệu lượt chỉ đạt 43% kế hoạch, tổng thu từ du lịch 52,2% kế hoạch. Như vậy tỉnh đã không thể đạt được chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

Thống kê trong tháng 9/2021, tại Hòa Bình có 95% doanh nghiệp du lịch, cơ sở lưu trú đóng cửa bởi đại dịch. Việc này đã dẫn đến hệ lụy cơ sở vật chất xuống cấp, người lao động làm trong ngành du lịch bị mất việc, hoặc chuyển hướng tìm công việc khác.

Tại Sơn La, năm 2021, lượng du khách đến với Sơn La chỉ khoảng hơn 900.000 lượt, đạt hơn 30% so với kế hoạch đề ra. Còn tại Lai Châu, trong năm 2020, lượng khách quốc tế đến Lai Châu giảm 81,5% so với năm 2019. Nhiều cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch có nguy cơ đóng cửa. Đến năm 2021, toàn tỉnh đón khoảng 375.000 lượt khách nội địa, không có khách quốc tế dẫn đến tổng doanh thu từ du lịch tiếp tục giảm 55% so với năm 2020.

Bài 1: Nỗ lực “phá băng” để trở lại “đường đua” tăng trưởng  - ảnh 7

Từ thực tế trên cho thấy, lượng du khách sụt giảm, các cơ sở kinh doanh du lịch bị đóng băng, nguồn nhân lực du lịch chuyển hướng sau đại dịch… là những thách thức không nhỏ đối với du lịch Tây Bắc quay trở lại “đường đua” tăng trưởng sau đại dịch.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Vừ A Bằng, đại dịch Covid-19 trong hai năm qua đã khiến nhiều đơn vị, doanh nghiệp phải thu hẹp, thậm chí tạm dừng hoạt động kinh doanh. Số lao động hoạt động trong ngành du lịch ở Điện Biên giảm mạnh. Một số tồn tại như cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch hạn chế và chưa đồng bộ; công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch chưa mang lại hiệu quả cao; nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch còn thiếu, còn yếu... Điều này gây khó khăn rất lớn đối với phục hồi hoạt động du lịch sau đại dịch.

Ông Đoàn Văn Chì, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên cũng thừa nhận: Một trong những khó khăn và thách thức lớn nhất trong việc phục hồi và phát triển du lịch sau đại dịch là nguồn nhân lực lao động trong ngành du lịch. Việc thiếu hụt nguồn nhân lực khi lao động chuyển sang ngành nghề khác, lực lượng lao động mới chưa kịp đào tạo bài bản ảnh hưởng rất lớn đến sự phục hồi. Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa đồng bộ, không có sự kết nối liên thông với các điểm đến hấp dẫn khác cũng khiến khách du lịch đến một lần và khó quay trở lại.

Bài 1: Nỗ lực “phá băng” để trở lại “đường đua” tăng trưởng  - ảnh 8

Trước những thách thức và khó khăn không nhỏ ấy, các cấp chính quyền các tỉnh Tây Bắc đã nhanh chóng vào cuộc để tháo gỡ để đưa du lịch phục hồi trở lại bằng nhiều giải pháp đồng bộ, hướng vào đối tượng khách du lịch nội địa. Do đó đã bước đầu đưa du lịch Tây Bắc có những tín hiệu phục hồi trở lại.

Theo lãnh đạo tỉnh Điện Biên, để phục hồi và phát triển ngành du lịch sau đại dịch, thời gian qua việc tổ chức các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch (như Lễ hội Hoa Ban năm 2022), kết hợp với việc đưa vào khai thác sử dụng một số công trình văn hóa, tâm linh (bức tranh Panorama, Đền thờ liệt sỹ tại chiến trường Điện Biên Phủ) đã góp phần đưa lượng khách du lịch trong 9 tháng năm 2022 đến với Điện Biên đã có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2022, Điện Biên đón trên 517 nghìn lượt du khách (đạt 66,4% so với kế hoạch năm, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2021). Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 825,7 tỷ đồng. Với những dấu hiệu phục hồi tích cực, ngành du lịch tỉnh Điện Biên phấn đấu trong năm 2022, đón trên 780 nghìn lượt khách du lịch, với doanh thu đạt trên 1.350 tỷ đồng.

Bài 1: Nỗ lực “phá băng” để trở lại “đường đua” tăng trưởng  - ảnh 9

Còn tại Sơn La, hoạt động du lịch cũng đã có nhiều khởi sắc. Theo bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La: Với vị trí địa lý tương đối thuận lợi, cùng nhiều tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên tự nhiên, nhân văn để phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú, đa dạng. Sơn La được biết đến với nhiều khu, điểm du lịch hấp dẫn như: Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, khu du lịch vùng lòng hồ Sông Đà đã và đang hình thành hình ảnh điểm đến có sức hấp dẫn cao với du khách trong và ngoài nước. Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh đã đón gần 2 triệu lượt du khách, tăng khoảng 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách du lịch tăng cao là tín hiệu đáng mừng và là kết quả của nhiều chương trình, kế hoạch, hoạt động đồng bộ mà tỉch chỉ đạo thực hiện để phát triển du lịch trong thời gian hậu Covid-19. 

Bài 1: Nỗ lực “phá băng” để trở lại “đường đua” tăng trưởng  - ảnh 10

Báo Lai Châu là một trong những đơn vị được tỉnh Lai Châu giao nhiệm vụ đẩy mạnh tuyên truyền về công tác phục hồi du lịch sau khi đại dịch được kiểm soát, góp phần đưa ngành du lịch tăng trưởng trở lại. Chia sẻ tại Hội thảo “Báo chí tuyên truyền phục hồi và phát triển du lịch” tổ chức vào tháng 5/2022, ông Nguyễn Viết Mạnh, Tổng Biên tập Báo Lai Châu cho biết: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu khóa XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Do đó, tỉnh đã ưu tiến phát triển các dự án đầu tư du lịch có thế mạnh đặc thù của tỉnh. Với phương châm “mở cửa an toàn để phục hồi du lịch”, những tháng cuối năm 2021 và dịp Tết Dương lịch, trong và sau tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, du lịch Lai Châu đã có những bước khởi sắc khi hàng loạt hoạt động kích cầu, thu hút du lịch được ngành văn hóa, thể thao và du lịch phối hợp với các địa phương tổ chức.

Bài 1: Nỗ lực “phá băng” để trở lại “đường đua” tăng trưởng  - ảnh 11

Các điểm du lịch cộng đồng như: Bản du lịch Thẩm Phé, khu du lịch Love Hill của huyện Than Uyên, bản văn hóa du lịch Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ), Sì Thâu Chải, Lao Chải của huyện Tam Đường; suối nước nóng Phiêng Phát, du lịch đồi chề của huyện Tân Uyên… đã đón hàng nghìn lượt khách ghé thăm, trải nghiệm nhờ chính sách kích cầu và các bài viết được đăng tải trên báo Lai Châu.

Tại tỉnh Hòa Bình, từ đầu năm 2022 đến nay hoạt động du lịch cũng đã có kết quả phục hồi ấn tượng. Các khu, điểm du lịch thu hút khách, nhất là trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và dịp nghỉ hè. Trong 9 tháng năm 2022, ngành du lịch Hoà Bình đã đón trên 2,4 lượt khách, tăng 108% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách quốc tế 76.000 lượt, tăng 71,1 % so với cùng kỳ năm trước; khách nội địa 2.374.000 lượt, so với cùng kỳ năm tăng 109,9%. Theo kế hoạch phát triển du lịch năm 2022, tỉnh Hòa Bình tập trung phục hồi hoạt động du lịch, phấn đấu đón 2,5 triệu lượt khách, trong đó 50.000 lượt khách quốc tế, tổng doanh thu đạt trên 2.400 tỷ động.

Còn tại tỉnh Yên Bái, theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, kể từ khi Yên Bái khôi phục lại hoạt động du lịch đến nay đã đón hơn 800 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế hơn 2.200 lượt khách, doanh thu đạt 524 tỷ đồng. Riêng dịp nghỉ lễ 30.4 – 1.5 đón trên 45 nghìn lượt khách. Ngành du lịch tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2025, đón trên 1.500.000 lượt khách, trong đó 400.000 lượt khách quốc tế, tăng trưởng bình quân đạt 14,6%/năm. Doanh thu từ du lịch năm 2025 đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 26%/năm, chiếm khoảng 7% tổng giá trị sản xuất khu vực dịch vụ; tạo việc làm cho 12.500 lao động trong lĩnh vực du lịch.

Bài 1: Nỗ lực “phá băng” để trở lại “đường đua” tăng trưởng  - ảnh 12

Có được con số phục hồi ấn tượng đó là do Yên Bái đã nhanh chóng có nhiều quyết sách để đón đầu phục hồi du lịch sau một thời gian dài “chạm đáy” bởi tác động của đại dịch. Cụ thể, tỉnh đã ban hành hàng loạt chính sách kịp thời được cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân đánh giá cao. Nghị quyết 28/2021 của Tỉnh ủy xác định rõ mục tiêu phát triển du lịch xanh, bản sắc, hấp dẫn và trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu và là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của Tây Bắc.

 Đầu năm 2022, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 21 phục hồi và phát triển du lịch tỉnh Yên Bái, chỉ đạo quyết liệt để ban hành các chương trình, phương án nhằm xúc tiến, đẩy mạnh các hoạt động du lịch; đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 14 và Nghị quyết số 10 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch. Đây được coi là cơ hội “có một không hai” giúp ngành du lịch Yên Bái vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Bài 1: Nỗ lực “phá băng” để trở lại “đường đua” tăng trưởng  - ảnh 13
Nhờ chính sách kích cầu và các bài viết được đăng tải trên báo chí, các điểm du lịch đã đón hàng nghìn lượt khách ghé thăm

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng đó, ngay sau khi có chỉ đạo của Chính phủ về mở cửa trở lại toàn bộ hoạt động du lịch từ ngày 15/3, Yên Bái đã tổ chức một loạt sự kiện, điểm nhấn là Hội nghị kích cầu phát triển du lịch “Yên Bái – điểm đến an toàn, thân thiện, bản sắc, hấp dẫn, ấn tượng”.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hiền Hạnh, Hội nghị kích cầu phát triển du lịch “Yên Bái – điểm đến an toàn, thân thiện, bản sắc, hấp dẫn, ấn tượng” chính là “hiệu lệnh” để tất cả các sở, ngành và địa phương nhanh chóng vào cuộc, lên kế hoạch, xây dựng phương án đón làn sóng du khách sau đại dịch. Đặc biệt, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ xây dựng, tổ chức thực hiện các phương án bảo đảm an ninh, an toàn; niêm yết giá, bán đúng giá; bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; phòng, chống dịch Covid-19…

Bài 1: Nỗ lực “phá băng” để trở lại “đường đua” tăng trưởng  - ảnh 14

                                            Bài 2: Phát huy thế mạnh du lịch cộng đồng

Tin cùng chuyên mục