Nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân: Dấu ấn của bản lĩnh và tinh thần vì cộng đồng

Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC”

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong lịch sử dựng nước và giữ nước từ xa xưa, và trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay, phụ nữ Việt Nam luôn khẳng định vai trò, vị thế hết sức quan trọng. Nhiều người đã đảm đương vai trò "đứng mũi chịu sào”, có nhiều cống hiến, hy sinh, để lại dấu ấn đậm nét, ghi sâu trong lòng dân tộc. Qua các thời kỳ, gần 77 năm Quốc hội Việt Nam, có những nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đã thể hiện rõ bản lĩnh, trí tuệ và tinh thần vì dân tộc, vì cộng đồng.

Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 1

 

Tư tưởng bình quyền giữa nam và nữ đã được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng (ngay khi ra đời 3/2/1930), trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu đại biểu Quốc hội khóa I (6/1/1946), trong Hiến pháp năm 1946,… là nền tảng quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới.

Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 2
Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 3

 

Theo dòng lịch sử, ngay từ buổi đầu dựng nước và giữ nước, phụ nữ Việt Nam đã thể hiện những phẩm chất tốt đẹp như lòng dũng cảm, đức hy sinh, tính cần cù, tài năng đã tỏa sáng trong tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc. Những tấm gương tiêu biểu khẳng định vai trò của phụ nữ trong tham gia lãnh đạo đất nước, như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Thái hậu Dương Vân Nga, Nguyên phi Ỷ Lan, nữ tướng Bùi Thị Xuân,… Đây là những tấm gương, là nền tảng cơ bản để phụ nữ Việt Nam tiếp tục bước vào con đường đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 4

Ngay từ khi thành lập đến nay (ngày 3/2/1930), Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định phụ nữ là một lực lượng quan trọng của cách mạng, luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trên các lĩnh vực. Tại cương lĩnh đầu tiên -"Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt" của Đảng, đã xác định: "Về phương diện xã hội, nam nữ bình quyền và phụ nữ là một lực lượng trọng yếu".

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất vào tháng 10/1930 đã chỉ rõ: “Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một cái lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc tranh đấu cách mạng thì cách mạng không thắng lợi được” (tại Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, t. 2, tr. 188).

Nghị quyết này có tính lịch sử, mở đầu cho trang sử mới của phong trào phụ nữ Việt Nam, đánh giá đúng vai trò, vị trí, khả năng đi trên con đường đấu tranh cách mạng.

Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 5Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 6Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 7

Qua các thời kỳ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức phụ nữ đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, với các tên gọi như: Tổ chức Phụ nữ Giải phóng (1930-1936), Hội Phụ nữ Dân chủ (1936-1939), Hội Phụ nữ Phản đế (1939-1941), Đoàn Phụ nữ Cứu quốc (1941-1945)…

Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 8
Bà Nguyễn Thị Minh Khai, năm 29 tuổi đã giữ cương vị Bí thư Thành ủy Sài Gòn-Chợ Lớn đầu tiên (những năm 1939-1941) - Nguồn: baotanglichsu.vn

Tấm gương tiêu biểu thời kỳ này là bà Nguyễn Thị Minh Khai -người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nữ chiến sĩ cộng sản đã chiến đấu và hy sinh trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Năm 29 tuổi, bà đã giữ cương vị Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn đầu tiên (những năm 1939-1941). Bà là người phụ nữ tài năng, hiểu biết rộng, đúc kết và chỉ đạo vấn đề từ thực tiễn rất kịp thời; bà nói thông thạo tiếng Pháp, Anh và tiếng Quảng Đông... là người phụ nữ anh hùng, bất khuất, quả cảm, đã có sức lay động mãnh liệt đến tinh thần đấu tranh của phụ nữ khắp cả nước.

Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 9

Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 10

Sắc lệnh số 14 ngày 8/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời về Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội (Nguồn: Trung tâm lưu trữ quốc gia)

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập ngày 2/9/1945, thì trước đó, trong Sắc lệnh số 14 ngày 8/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời về Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội nêu rõ: "Tất cả công dân Việt Nam cả trai và gái, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử…" đã thể chế hóa quyền bình đẳng nam nữ trong bầu cử, làm chính trị.

Tư tưởng bình quyền giữa nam và nữ, bình đẳng giới trong các văn kiện của Đảng đã sớm được thể hiện trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên và cụ thể hóa bằng quy định của pháp luật. Tại văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp năm 1946 (hiến pháp đầu tiên) đã quy định về quyền bình đẳng giới. Điều 9 đã ghi "Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện".

Trên Báo Cứu Quốc số 401 ngày 10/11/1946 có đăng lời phát biểu bế mạc kỳ họp Quốc hội thứ 2, Quốc hội khóa I của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập, dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới phụ nữ Việt Nam được đứng chung ngang hàng với đàn ông để được hưởng mọi quyền tự do của 1 công dân".

Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 11

 

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước (6/1/1946), cử tri cả nước đã lựa chọn bầu ra 333 đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó có 10 đại biểu là nữ. Đó là những người phụ nữ ưu tú xuất sắc ở các địa phương từ Bắc tới Nam như: Nguyễn Thị Thục Viên (đại biểu Hà Nội), Vũ Thị Khôi (đại biểu Bắc Ninh), Trương Thị Mỹ (đại biểu Hà Đông), Bùi Thị Diệm tức Lê Phương (đại biểu Hải Dương), Cao Thị Khương (đại biểu Hưng Yên), Tôn Thị Quế (đại biểu Nghệ An), Lê Thị Xuyến (đại biểu Quảng Nam), Trịnh Thị Miếng (đại biểu Gia Định), Nguyễn Thị Thập (đại biểu Mỹ Tho), Ngô Thị Huệ (đại biểu Bạc Liêu).

Mặc dù, số lượng đại biểu nữ Quốc hội khóa đầu tiên chỉ chiếm 3%, song nhưng điều này có ý nghĩa mở đường cho phụ nữ tham gia vào hệ thống chính trị, bởi trước đó người phụ nữ trong xã hội có địa vị rất thấp.

Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 12Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 13Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 14

 

Các nữ đại biểu đầu tiên này đã tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã được Quốc hội cử giữ những trọng trách ngay từ phiên họp đầu tiên. Như, bà Lê Thị Xuyến tại kỳ họp thứ nhất, khóa I đã được bầu làm Ủy viên Thường trực Quốc hội, đến kỳ họp thứ 2 của khóa I, bà Lê Thị Xuyến lại được bầu tiếp làm Ủy viên Thường trực Quốc hội. Bà Nguyễn Thị Thục Viên là Ủy viên dự khuyết Ủy ban Thường trực Quốc hội. Bà Trương Thị Mỹ đã từng là Phó chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Thập được là đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VI, giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội từ khóa III đến khóa VI (1960-1981)...

Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 15

 

Ngày 8/3/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho phụ nữ toàn quốc nhân kỷ niệm Ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Ngày Quốc tế phụ nữ, Người đã nói: “Non sông, gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm phần tốt đẹp và rạng rỡ”.

Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 16

Tiếp tục ghi nhận về truyền thống quý báu về lòng yêu nước của người phụ nữ, tại Lễ kỷ niệm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1966), Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước, cứu dân, cho đến ngày hôm nay mỗi khi nước nhà gặp nguy nan, thì phụ nữ ta hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Do đó ta có câu tục ngữ rất hùng hồn: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.

Đối với công tác phát triển cán bộ nữ, trong bản Di chúc, Bác Hồ đã biểu dương tinh thần chiến đấu, hy sinh của phụ nữ Việt Nam cho sự nghiệp cách mạng và căn dặn toàn Đảng, toàn dân ta phải quan tâm, chăm sóc phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới.

Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 17
  

 

Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta, Đảng đoàn Quốc hội, các tổ chức Đảng của Quốc hội qua các thời kỳ đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đất nước.

Qua các thời kỳ, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đã luôn có sự phát triển. Nếu như Quốc hội khóa I (1946-1960) mới có 3% đại biểu nữ thì đến Quốc hội khóa IV (1971-1975), đã có 29,76% đại biểu nữ. Đến nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV có 151 đại biểu nữ, chiếm 30,26% tổng số đại biểu Quốc hội. Trong đó có 36 nữ đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương, chiếm tỷ lệ 28,8% trong 155 đại biểu chuyên trách.

Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 18Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 19Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 20

Việc bố trí lãnh đạo nữ trong Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội có sự tăng trưởng vượt bậc. Đặc biệt, Quốc hội khóa XIV, tỷ lệ nữ lãnh đạo Quốc hội chiếm 40% trong đó có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; tỷ lệ nữ là Chủ nhiệm các cơ quan của Quốc hội chiếm 22,22%, tất cả các Ủy ban đều có thành viên là nữ.

Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 21

 

Chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ và bình đẳng giới càng được thể hiện xuyên suốt và cụ thể hơn trong Nghị quyết Đại hội Đảng, các Nghị quyết và Chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Đó là, Chỉ thị số 37- CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng... Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII, mục tiêu đến năm 2030 nêu: "Phải có cán bộ nữ trong cơ cấu ban thường vụ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp. Tỷ lệ nữ cấp ủy viên các cấp đạt từ 20 - 25%; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đạt trên 35%".

Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 22
Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 23
Kỳ 1: “PHỤ NỮ TA DỆT THÊU NON SÔNG GẤM VÓC” - ảnh 24
 

Tin cùng chuyên mục

Xã Kim Sơn (Sơn Tây) đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

Xã Kim Sơn (Sơn Tây) đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

(PNTĐ) - Ngày 20/4, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây) đã tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xã Kim Sơn đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là những ghi nhận cho sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Kim Sơn trong việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 (đạt chuẩn với 5 lĩnh vực: An ninh trật tự, Văn hóa, Y tế, Du lịch, Chuyển đổi số).
Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.