10 năm Chỉ thị 34 đi vào cuộc sống: Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo trong thi đua yêu nước

Thực hiện Chỉ thị 34: Kinh nghiệm hay từ Hà Nội

THU HÀ-PHẠM HẰNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tròn 10 năm Chỉ thị 34 đi vào cuộc sống, từ sự đổi mới, sáng tạo trong các phong trào thi đua của các cấp, các ngành, địa phương, đoàn thể đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển, văn minh, giàu đẹp hơn.

Thực hiện Chỉ thị 34: Kinh nghiệm hay từ Hà Nội - ảnh 1

Hà Nội là địa phương đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, đạt được nhiều thành tích nổi bật. Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng”(Chỉ thị 34) ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị, phong trào thi đua và công tác khen thưởng của thành phố Hà Nội đã góp phần khích lệ, động viên Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô phát huy truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến và anh hùng, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.

Thực hiện Chỉ thị 34: Kinh nghiệm hay từ Hà Nội - ảnh 2

Khi triển khai thực hiện Chỉ thị 34, Hà Nội đã kịp thời ban hành kế hoạch, chương trình hành động để lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ thị, trong đó tập trung vào việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị; phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên; đổi mới công tác thi đua - khen thưởng; tăng cường kiểm tra, giám sát, làm cho phong trào thi đua trở thành phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong toàn Thành phố. Với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền, các phong trào thi đua của Thành phố tiếp tục được đổi mới cả về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức, ngày càng thiết thực và hiệu quả. Chất lượng công tác khen thưởng ngày càng được nâng cao, bảo đảm chính xác, kịp thời, đúng quy định.

Thực hiện Chỉ thị 34: Kinh nghiệm hay từ Hà Nội - ảnh 3

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 34 tại Hà Nội

Đánh giá tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt giai đoạn 2015-2024, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết: Ngay sau khi Bộ Chính trị (khóa XI) ban hành Chỉ thị 34, TP Hà Nội đã tập trung chỉ đạo triển khai Chỉ thị với nhiều giải pháp sáng tạo, linh hoạt, thực chất, hiệu quả. Hà Nội cũng là một trong những địa phương đi đầu trong tổ chức thực hiện chỉ đạo của Trung ương về công tác thi đua, khen thưởng trong những năm vừa qua.

Thực hiện Chỉ thị 34: Kinh nghiệm hay từ Hà Nội - ảnh 4

Đồng chí Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND Thành phố tặng Cờ Thi đua của UBND Thành phố cho các đơn vị.

Cụ thể, từ năm 2015, TP Hà Nội đã kịp thời triển khai, tổ chức Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt. Ngày 7/12/2015, UBND Thành phố đã ban hành quyết định số 36/2015/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế xét tặng giải thưởng Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt và xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” của thành phố Hà Nội”. Sau 5 năm sơ kết công tác tổ chức thực hiện, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 01/2020/QĐ-UBND ngày 13/01/2020 về việc ban hành Quy chế về phát hiện bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng và thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” của thành phố Hà Nội”. Quy chế ban hành quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác phát hiện, khen thưởng, tuyên truyền nhân rộng gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng của Thành phố. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật về chuyên đề này.

Kết quả trong 10 năm qua, toàn Thành phố đã có hơn 3.700 tập thể, cá nhân được khen thưởng cấp Nhà nước; hơn 100.000 tập thể, cá nhân được khen thưởng cấp Thành phố. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến chuyển biến tích cực. Những tập thể, cá nhân điển hình ngày đã góp phần đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của Thủ đô nói riêng và của đất nước nói chung.

Thực hiện Chỉ thị 34: Kinh nghiệm hay từ Hà Nội - ảnh 5

Đặc biệt, sáng kiến mang đến hiệu quả thiết thực của Hà Nội là tổ chức Cuộc thi phát hiện, viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt. Sau 9 năm triển khai, cuộc thi đã tạo được hiệu ứng lan tỏa và thu hút đông đảo các tổ chức, cá nhân tham gia với gần 100.000 bài dự thi cấp cơ sở và khoảng 20.000 bài dự thi cấp Thành phố. Đến nay, Ban Tổ chức cuộc thi cấp Thành phố đã trao giải cho 394 tác phẩm; khen thưởng 146 tập thể, 104 cá nhân. Cùng với đó là 400 gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt được lựa chọn, tuyên truyền và giới thiệu với Trung ương; hơn 600 tấm gương được lựa chọn, giới thiệu giao lưu, tọa đàm và đưa vào sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội.

Thực hiện Chỉ thị 34: Kinh nghiệm hay từ Hà Nội - ảnh 6

Với việc quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 34 của Bộ Chính trị; Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP Hà Nội đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng với sự đồng hành, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, là nguồn động lực quan trọng để Thành phố đạt được những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và đối ngoại những năm qua.

Theo Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh, kết quả nổi bật nổi bật qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 34 của Thành phố là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng cao. Cụ thể giai đoạn 2016-2020 đạt 6,73%, cao hơn 1,16 lần mức tăng bình quân chung cả nước. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng dần, hiện nay chiếm trên 64% trong cơ cấu GRDP. Vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2016-2020 tăng gấp 1,65 lần giai đoạn 2011-2015, bằng 39,2% GRDP. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng trưởng mạnh, giai đoạn 2016 - 2020 thu hút 25 tỷ USD, gấp 3,9 lần giai đoạn 2011-2015. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn liên tục tăng và vượt dự toán; lũy kế giai đoạn 2016 - 2020 tăng 11,1%/năm, gấp 1,64 lần giai đoạn 2011-2015; giai đoạn 2021-2023 thu ngân sách đạt gần 1,1 triệu tỷ đồng (trong đó thu nội địa chiếm tỷ trọng khoảng 92% tổng thu).

Thực hiện Chỉ thị 34: Kinh nghiệm hay từ Hà Nội - ảnh 7

Xây dựng Hà Nội là trung tâm, động lực phát triển vùng và cả nước.

Điểm sáng kinh tế Thủ đô còn thể hiện rõ nét trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị. Hai Quy hoạch lớn của Thành phố là Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã hoàn thành và trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7. Đặc biệt Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua sáng 28/6 sẽ tạo nhiều cơ chế cho Thủ đô phát triển toàn diện lên cầm cao mới.

Cùng với đó, hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, nhiều công trình quan trọng đã hoàn thành, đưa vào khai thác hoặc khởi công như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; đường Vành đai 2 trên cao; cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2… là những công trình sẽ tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững cho Thủ đô trong thời gian tới.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển toàn diện. An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân Thủ đô không ngừng được cải thiện. Đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,03%, đã có 18/30 quận, huyện không còn hộ nghèo.

Thực hiện Chỉ thị 34: Kinh nghiệm hay từ Hà Nội - ảnh 8

Điểm sáng kinh tế Thủ đô còn thể hiện rõ nét trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị.

Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh, đồng bộ giữa cải cách thủ tục và cải cách bộ máy, thể chế. Đẩy mạnh việc xây dựng hạ tầng số, phát triển kinh tế số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số. Năng lực lãnh đạo và sức chiếu đấu của tổ chức đảng và đảng viên không ngừng được nâng lên. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy vài trò là cầu nối vững chắc giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Công tác quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Hà Nội đã bảo vệ an toàn tuyệt đối các sự kiện của Trung ương, Thành phố, các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hoạt động đối ngoại diễn ra trên địa bàn, qua đó tạo không khí phấn khởi, tin tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời khẳng định vai trò, vị thế của Hà Nội - Việt Nam trên trường quốc tế.

Thực hiện Chỉ thị 34: Kinh nghiệm hay từ Hà Nội - ảnh 9
Thực hiện Chỉ thị 34: Kinh nghiệm hay từ Hà Nội - ảnh 10

Có thể khẳng định, 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 34, Hà Nội đã khuyến khích tính sáng tạo của các cấp, các ngành, các tổ chức, địa phương, đơn vị; từ đó xuất hiện nhiều phong trào, mô hình thiết thực, phát huy hiệu quả, nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm đối với xã hội của cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân như phong trào “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô”, “Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, “Xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - đẹp”; thi đua thực hiện hiệu quả chủ đề công tác của từng năm như: “Năm trật tự, văn minh đô thị”, “Năm kỷ cương hành chính”, “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”…

Qua từng năm, Hà Nội tiếp tục đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành, đảm bảo triển khai, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua; bám sát mục tiêu “Xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” và thi đua xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và phát triển toàn diện…

Thực hiện Chỉ thị 34: Kinh nghiệm hay từ Hà Nội - ảnh 11

Hà Nội đã và đang khuyến khích tính sáng tạo của các cấp, các ngành, các tổ chức, địa phương, đơn vị.

Đánh giá cao Hà Nội đã tích cực, chủ động, là một trong những địa phương đầu tiên tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 34, bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương ghi nhận: Thành phố Hà Nội đã tích cực, chủ động, là một trong những địa phương đầu tiên tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TƯ. Tổng kết cho thấy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã nghiêm túc quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Qua 10 năm thực hiện, phong trào thi đua và công tác khen thưởng của Thành phố góp phần khích lệ, động viên Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô phát huy truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến và anh hùng, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Kinh tế tiếp tục phát triển và có mức tăng trưởng khá. Chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh tiếp tục được giữ vững; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được tăng cường. Vai trò, vị thế, uy tín của Thủ đô ngày càng được nâng cao ở trong nước và quốc tế.

Theo Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, thời gian tới, Hà Nội tiếp tục bám sát chỉ đạo của Trung ương, cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, nhất là Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đồng thời, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế; tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức; phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Trong quá trình đó, Hà Nội cần phát huy vai trò tích cực của công tác thi đua khen thưởng, những kết đã đạt được, khắc phục hạn chế được chỉ ra.

Thực hiện Chỉ thị 34: Kinh nghiệm hay từ Hà Nội - ảnh 12

 

 (còn tiếp)

Bài 3: Đổi mới phong trào thi đua: Rõ cách làm, rõ hiệu quả

 

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo các nước gửi thư, điện, thông điệp thăm hỏi, chia sẻ với Việt Nam về ảnh hưởng của cơn bão số 3

Lãnh đạo các nước gửi thư, điện, thông điệp thăm hỏi, chia sẻ với Việt Nam về ảnh hưởng của cơn bão số 3

(PNTĐ) - Bày tỏ tình đoàn kết và sẻ chia với Việt Nam về những thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, lãnh đạo các nước trên thế giới tiếp tục gửi thư, điện, thông điệp tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Đồng thời các nước và tổ chức quốc tế cũng kịp thời hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp nhân lực, vật lực cho Việt Nam để khắc phục hậu quả trong thời gian sớm nhất.