Giữ gìn và lan tỏa nét thanh lịch, văn minh của người Hà Nội

M.Ngọc
Chia sẻ

(PNTĐ) - Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thủ đô Hà Nội quan tâm, triển khai thực hiện, coi đó là giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại.

 
Giữ gìn và lan tỏa nét thanh lịch, văn minh của người Hà Nội - ảnh 1
Giữ gìn và lan tỏa nét thanh lịch, văn minh của người Hà Nội - ảnh 2

Lịch sử dù trải qua muôn vàn biến động về chính trị, kinh tế, xã hội, nhưng cái “chất”, cái “cốt cách” thanh lịch vẫn luôn là hồn cốt của người Tràng An. Nét thanh lịch của người Hà Nội cho dù cuộc sống đô thị có nhiều thay đổi nhưng sự tinh tế của người Hà Nội vẫn còn, đó là lối sống không bao giờ xô bồ, phụ nữ luôn nhẹ nhàng dịu dàng, nữ công gia chánh rất được coi trọng. Người Hà Nội xưa rất kín đáo, không khoe khoang, phô trương mà rất thanh lịch, ăn nói nhẹ nhàng, không thô thiển, đối xử với nhau rất tình cảm, một điều thưa gửi rất lễ phép.

Giữ gìn và lan tỏa nét thanh lịch, văn minh của người Hà Nội - ảnh 3

Người Hà Nội khi tiếp cận cái mới cũng có biến đổi nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch. Những nét đẹp của văn hóa Hà Nội đã được duy trì từ một nền tảng truyền thống, có chiều sâu phát triển. Đó chính là cốt cách để cho dù có đi nơi đâu, xưng danh người Hà Nội thanh lịch, văn minh vẫn luôn mang đến một niềm tự hào khó đong đếm.

Văn hóa thanh lịch của người Hà Nội là kết quả của quá trình kết tinh giá trị văn hóa trong lối sống, cách ứng xử qua nghìn năm lịch sử của người Thủ đô - mảnh đất tụ nhân, tụ nghề và tỏa sáng toàn bộ những giá trị ấy. Những giá trị tiêu biểu trong văn hóa thanh lịch của người Hà Nội được thể hiện qua nhiều truyền thuyết, câu ca dao, tục ngữ, câu truyện, bài hát… để mỗi khi chúng ta nghe, nghĩ, nhớ về đều cảm thấy tự hào, thân thương.

Giữ gìn và lan tỏa nét thanh lịch, văn minh của người Hà Nội - ảnh 4

Trên cái nền tảng ấy, người Hà Nội hôm nay tiếp nối truyền thống cha ông, xây dựng thêm những nét thanh lịch mới, góp phần tô thắm thêm bản sắc đất kinh kỳ. Việc thực hiện Chương trình số 06 ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà  Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 thời gian qua có nhiều tín hiệu rất tích cực với sự tham gia đồng loạt của các địa phương, đơn vị, sở ngành và nhân dân trên địa bàn Thủ đô.

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành ủy về Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Sở Thông tin và Truyền thông đã đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung của Chương trình số 06; hướng dẫn các cơ quan báo chí thành phố Hà Nội, các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương phối hợp tuyên truyền; chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở, Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội tuyên truyền, tập trung vào các nội dung: phổ biến các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Thành phố về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; tuyên truyền, quảng bá những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, phát huy bản sắc dân tộc; tôn vinh, nhân rộng các giá trị tốt đẹp, nhân văn; tuyên truyền các hoạt động văn hóa trên địa bàn Thành phố...

Giữ gìn và lan tỏa nét thanh lịch, văn minh của người Hà Nội - ảnh 5

Nhằm khơi dậy và lan tỏa văn hóa đọc - nét đẹp văn minh người Hà Nội, thời gian qua, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán 2024, Sở phối hợp UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Phố sách với những không gian, cuốn sách đẹp, sách hay chào đón bạn đọc. Vào dịp kỷ niệm Ngày Sách và Văn hóa độc Việt Nam 21/4, Phố sách cũng tràn ngập các hoạt động cho sách, trở thành một điểm đến với sách của người dân thủ đô, cùng với Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tổ chức hội sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

Năm 2024, nhằm khuyến khích các hoạt động phát triển văn hóa đọc, góp phần duy trì, lan tỏa văn hóa đọc trong nhân dân thủ đô, Sở Thông tin và Truyền thông cùng các sở, ngành, đơn vị của Thành phố đã phối hợp Cục Xuất bản, In và Phát hành tổ chức lễ khai mạc và hội sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và triển khai các hoạt động phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố. Những hoạt động trên đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhân dân Thủ đô, đáp ứng nhu cầu văn hóa đọc của nhân dân, thiết thực xây dựng, khuyến khích thói quen đọc sách và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, hướng tới xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội, thời gian qua đã cùng cấp ủy, chính quyền và các địa phương thực hiện hiệu quả các nội dung của Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025”.

Theo Phó Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Gia Lâm Bùi Thị Lợi, riêng đối với công tác GD-ĐT, huyện Gia Lâm đặc biệt chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các nhà trường. Chất lượng giáo dục đào tạo được duy trì và phát triển, cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư.

Giữ gìn và lan tỏa nét thanh lịch, văn minh của người Hà Nội - ảnh 6

Không chỉ đẩy mạnh công tác đào tại, bồi dưỡng nâng cao nguồn nhân lực tại các trường phổ thông, Trường Đại học Thủ đô đã được giao chủ trì tham mưu và thực  hiện 2 nhiệm vụ thuộc Chương trình 06 CTr/TU gồm: Đề án “Nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo Thủ đô giai đoạn 2021-2025” và Đề án "Bồi đưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành  phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Nguyễn Văn Tuân cho biết:  Để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, Trường đã tổ chức tuyên truyền phổ biến các đề án, chương trình được UBND Thành  phố phê duyệt trên các kênh truyền thông chính thức của Trường. Riêng về Đề án "Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn  thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm  2045", Nhà trường đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án trong năm 2023, 2024 bám sát  các mục tiêu trong Đề án đã được phê duyệt. Qua đó, góp phần cùng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, lan tỏa hơn nữa giá trị văn hóa, sức mạnh con người Hà Nội nhằm bồi đắp truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, gương mẫu về đạo đức, lối sống của mỗi người dân Thủ đô.

Giữ gìn và lan tỏa nét thanh lịch, văn minh của người Hà Nội - ảnh 7

Cùng với việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thời gian qua, đẩy mạnh bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng được thành phố Hà Nội xác định là một trong những nội dung trọng tâm, xuyên suốt, cụ thể hóa trong Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, góp phần thúc đẩy thành phố ngày càng phát triển hiện đại, văn minh, giàu bản sắc văn hóa và xứng tầm với vị thế Thủ đô trong thời kỳ mới. 

Theo Chủ tịch Hội LHPN quận Cầu Giấy Nguyễn Kim Lê: Các mô hình bảo vệ di sản văn hóa trên địa bàn quận Cầu Giấy luôn huy động được sự tham gia tích cực hiệu quả của cấp ủy, chính quyền, MTTTQ và cán bộ đoàn thể, đặc biệt là cán bộ hội viên phụ nữ trong toàn Quận. Điển hình như việc xây dựng thành công mô hình Phụ nữ tham gia xây dựng tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu tại 14 tổ dân phố trên địa bàn 8 phường; mô hình Phụ nữ tham gia xây dựng Khu di tích lịch sử văn hóa kiểu mẫu thực hiện QTUX nơi công cộng” hay mô hình Phụ nữ tham gia xây dựng Chợ văn minh thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng”... Qua đó, góp phần vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện tốt quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Giữ gìn và lan tỏa nét thanh lịch, văn minh của người Hà Nội - ảnh 8

Ông Quản Xuân Trường, Trưởng tiểu ban quản lý di tích đình Hạ Yên Quyết, phường Trung Hòa (Cầu Giấy) chia sẻ: Chúng tôi luôn xác định được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn là phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc và chung tay xây dựng hình ảnh di tích thực sự là di tích lịch sử - văn hóa kiểu mẫu, điểm đến an toàn, hấp dẫn cho nhân dân địa phương và du khách thập phương.

Theo Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Bùi Minh Hoàng, việc triển khai các mô hình hay trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng nhằm tạo sự thay đổi nhất định về hành vi ứng xử, diện mạo, cảnh quan khu vực di tích, đồng thời, nâng cao trách nhiệm của các cán bộ, đảng viên, hội viên, phụ nữ và cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp và thực hiện nếp sống văn minh của người Hà Nội.

Giữ gìn và lan tỏa nét thanh lịch, văn minh của người Hà Nội - ảnh 9

Trong cách ứng xử của người Hà Nội luôn mang nặng nghĩa tình. Người Hà Nội luôn thể hiện nét thanh lịch trong lời ăn, tiếng nói, đặc biệt là ứng xử nơi công cộng.  Nét thanh lịch của người Hà Nội đã có từ hàng nghìn năm nay và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đến bây giờ, cho dù xã hội có thay đổi, Hà Nội phát triển hơn, mở rộng hơn, song những gì tinh túy mang đậm chất Hà thành thì mãi sẽ được lưu truyền và phát triển.

Tất cả những điều đó đều được cấp ủy chính quyền và nhân dân Thủ đô học hỏi, chọn lọc, kế thừa truyền thống, tiếp thu những cái hay, cái mới và thể hiện trong đời sống hàng ngày, cùng chung tay xây dựng nên “thương hiệu” của người Hà Nội trường tồn với thời gian.

 

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội phải đi đầu trong thực hiện đột phá, đổi mới sáng tạo

Hà Nội phải đi đầu trong thực hiện đột phá, đổi mới sáng tạo

(PNTĐ) - Từ nay đến khi diễn ra Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ Thành phố chỉ còn một năm, thời gian không còn nhiều nhưng khối lượng công việc còn rất lớn, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đề nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố tập trung lãnh đạo để tăng tốc, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu mà Đại hội Thành phố lần thứ XVII đã đề ra.