Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ đề xuất quy định miễn học phí cho con nhà giáo

THU GIANG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tiếp thu các ý kiến góp ý, phản biện, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã bỏ đề xuất quy định miễn học phí cho con nhà giáo trong dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất.

Theo Bộ GD&ĐT, tại dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất, Bộ đã bỏ đề xuất miễn học phí cho con của nhà giáo sau khi tiếp thu các ý kiến phản biện, đóng góp khi đưa ra lấy ý kiến.

Bộ GD&ĐT cho biết, việc quy định các chế độ, chính sách đối với thân nhân của cán bộ, công chức, viên chức thường được đề xuất quy định đối với một số ngành, lĩnh vực có tính chất đặc thù. Chẳng hạn, với lực lượng công an nhân dân, sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hiện đã có quy định.

Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ đề xuất quy định miễn học phí cho con nhà giáo - ảnh 1
Bộ GD&ĐT đã bỏ đề xuất miễn học phí cho con của nhà giáo sau khi tiếp thu các ý kiến phản biện, đóng góp khi đưa ra lấy ý kiến.

Cụ thể, thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ trong lực lượng vũ trang nhân dân (Luật Công an nhân dân) gồm: bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của chồng và của vợ. Vợ hoặc chồng và con dưới 18 tuổi của sĩ quan tại ngũ không có chế độ bảo hiểm y tế thì được khám bệnh, chữa bệnh miễn hoặc giảm viện phí tại các cơ sở quân y và dân y theo quy định của Chính phủ (Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam).

Với quan điểm xây dựng Luật Nhà giáo nhằm kiến tạo các chính sách, trong đó có một số chính sách đột phá, tạo điều kiện cho nhà giáo phát triển cũng như nâng cao vị thế nghề nghiệp của nhà giáo để thu hút người giỏi vào ngành, ngay từ dự thảo đầu tiên đăng tải rộng rãi xin ý kiến góp ý, Ban soạn thảo đề xuất chính sách hỗ trợ học phí cho con của nhà giáo và các chế độ khác, nhằm bảo đảm an sinh xã hội cho nhà giáo.

Trong quá trình xin ý kiến góp ý, chính sách này nhận được nhiều ý kiến ủng hộ của đội ngũ nhà giáo trong cả nước. Quá trình rà soát, điều chỉnh dự thảo Luật Nhà giáo qua các giai đoạn xin ý kiến của các cấp có thẩm quyền, chính sách này tiếp tục được đề xuất và có đánh giá tác động tài chính, tính toán nguồn lực để thực hiện. Đây là quy trình bắt buộc trong quá trình xây dựng Luật Nhà giáo.

Trong đó, việc dự toán số kinh phí chi trả cho con nhà giáo dựa trên mức trung bình học phí các cấp học theo quy định hiện hành. Dự tính về số lượng con nhà giáo thụ hưởng chính sách này được tính theo số lượng nhà giáo có con trong độ tuổi học từ mầm non đến đại học.

Cụ thể, Bộ GD&ĐT đề xuất miễn học phí với con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang công tác và hằng năm mức chi dự kiến khoảng 9.200 tỉ đồng. Đề xuất này vấp nhiều ý kiến không đồng tình vì cho rằng, có nhiều đối tượng khác cũng cần được hỗ trợ miễn học phí trong khi giáo viên không phải quá khó khăn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ đề xuất quy định miễn học phí cho con nhà giáo - ảnh 2
 Chính sách hỗ trợ nhà giáo trong dự thảo mới nhất sẽ bao gồm: Chế độ trợ cấp theo tính chất công việc, theo vùng; chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng; chăm sóc sức khỏe định kỳ...

Ngay sau khi các đề xuất dự kiến (nhất là về kinh phí) được thông tin, Ban soạn thảo nhận được nhiều ý kiến góp ý, phản biện của dư luận xã hội đối với nội dung này.

Bộ GD&ĐT nghiêm túc lắng nghe các góp ý, phản biện để điều chỉnh kịp thời nếu đủ căn cứ. Do đó, với nội dung quy định về chính sách miễn học phí cho con nhà giáo, sau khi tiếp thu các ý kiến góp ý, Bộ GD&ĐT đã đưa ra khỏi dự thảo.

Như vậy, chính sách hỗ trợ nhà giáo trong dự thảo mới nhất sẽ bao gồm: Chế độ trợ cấp theo tính chất công việc, theo vùng; chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng; chăm sóc sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp; phụ cấp lưu động đối với nhà giáo làm công tác xóa mù chữ hoặc phổ cập giáo dục hoặc biệt phái hoặc dạy tăng cường hoặc dạy liên trường hoặc phải di chuyển để dạy ở các điểm trường tại các thôn, bản…

Bộ GD&ĐT cho biết: Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm tiếp tục luật hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhà giáo "giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục"; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục (trong đó có nhà giáo).

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

 Đảng bộ Hà Nội luôn gương mẫu đi đầu trong triển khai thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm

Đảng bộ Hà Nội luôn gương mẫu đi đầu trong triển khai thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm

(PNTĐ) - Khẳng định, với vai trò Thủ đô, Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn gương mẫu đi đầu thực hiện, đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội mong muốn toàn Đảng bộ thống nhất về nhận thức, quyết liệt trong hành động, triển khai thực hiện hiệu quả quan điểm, chỉ đạo của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tất cả vì mục tiêu cao cả là góp phần xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Tất cả vì mục tiêu cao cả là góp phần xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

(PNTĐ) - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Ba Vì chủ động, tích cực tham gia, đồng hành, ủng hộ cùng thành phố thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chủ trương lớn của Trung ương và Thành ủy. Tất cả vì mục tiêu cao cả là góp phần xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Tập trung tổng kết, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả  ​

Tập trung tổng kết, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả ​

(PNTĐ) - Năm 2024, mặc dù Hà Nội cùng cả nước phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến bất thường, có lúc ngoài dự báo đã gây tổn thất lớn về người và tài sản do cơn bão số 3, song Thành ủy và các cấp ủy Đảng đã bám sát chỉ đạo của Trung ương, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai kịp thời, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, đạt kết quả khá toàn diện.
Rút ngắn thời gian xử lý đơn rút vốn ​giải ngân ​đầu tư công​ nguồn vốn nước ngoài xuống còn một ngày

Rút ngắn thời gian xử lý đơn rút vốn ​giải ngân ​đầu tư công​ nguồn vốn nước ngoài xuống còn một ngày

(PNTĐ) - Rút ngắn tối đa thời gian xử lý đơn rút vốn (trong vòng 1 ngày làm việc đối với rút vốn trực tiếp và tạm ứng); Trực tiếp làm việc với các ban quản lý dự án, các địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân… là một số giải pháp do Bộ Tài chính đề xuất để phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao đối với nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2024.