Phản bác âm mưu lợi dụng tôn giáo, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong kỷ nguyên mới

Kỳ 3: Ở Việt Nam, tôn giáo không phải lực lượng đối lập với Đảng, Nhà nước

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Cùng với Nhân dân cả nước, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng bào các tôn giáo luôn phát huy tinh thần yêu nước, đồng hành cùng dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thách thức; cùng góp sức trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, kiên quyết đấu tranh với âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc để cổ súy tư tưởng ly khai, chống đối, xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Kỳ 3: Ở Việt Nam, tôn giáo không phải lực lượng đối lập với Đảng, Nhà nước - ảnh 1
Kỳ 3: Ở Việt Nam, tôn giáo không phải lực lượng đối lập với Đảng, Nhà nước - ảnh 2

Ni sư Thích Đàm Hiếu hiện là Ủy viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Hai Bà Trưng, Trụ trì di tích quốc gia đặc biệt chùa Viên Minh và chùa Thọ Lão, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Trong năm qua, Ni sư đã tích cực vận động các tín đồ, Phật tử đoàn kết, hòa hợp, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào thi đua yêu nước do Đảng, chính quyền, MTTQ và Hội LHPN các cấp phát động như phong trào từ thiện nhân đạo, hỗ trợ các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng đời sống văn hóa tại cộng đồng dân cư…

Kỳ 3: Ở Việt Nam, tôn giáo không phải lực lượng đối lập với Đảng, Nhà nước - ảnh 3
Ni sư Thích Đàm Hiếu (trái), Ủy viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Hai Bà Trưng, trụ trì di tích quốc gia đặc biệt chùa Viên Minh và chùa Thọ Lão

Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Tâm sáng hướng thiện”, Ni sư đã tích cực phối hợp với Ủy ban MTTQ phường, UBND, Công an, Hội phụ nữ phường Đồng Nhân thường xuyên tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước tới các tăng, ni, tín đồ Phật tử. Vào những ngày Rằm, mồng Một hằng tháng, Ni sư Thích Đàm Hiếu lại cùng các tăng, ni, trụ trì trong Chùa thông qua các bài thuyết pháp còn lồng ghép giáo dục cho tín đồ, Phật tử tự giác chấp hành, làm tốt công tác quản lý, giáo dục con em trong gia đình, đồng thời vận động các tăng, ni, Phật tử tích cực tham gia phong trào giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương như hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, sống "tốt đời, đẹp đạo", tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước.

Hưởng ứng các phong trào “Tâm sáng hướng thiện”, “Xây dựng chùa tinh tiến” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Ni sư luôn tích cực tham gia xây dựng tổ dân phố, tuyên truyền vận động quần chúng Nhân dân, tín đồ, Phật tử nâng cao nhận thức, tích cực tham gia xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại; thực hiện xây dựng mô hình khu di tích lịch sử Đình - Đền - Chùa Hai Bà Trưng là Khu di tích lịch sử-văn hoá trong thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Kỳ 3: Ở Việt Nam, tôn giáo không phải lực lượng đối lập với Đảng, Nhà nước - ảnh 4

Ni sư Thích Đàm Hiếu tích cực hỗ trợ kinh phí xây, sửa Mái ấm tình thương cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thành phố.

Hưởng ứng cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, Ni sư còn phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội địa phương tuyên truyền, vận động và ủng hộ Thành phố, Quận và Phường để tặng cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn, các gia đình chính sách; Ủng hộ Quỹ vì người nghèo của Thành phố thông qua các hoạt động như trao tặng 120 triệu đồng để xây dựng nhà Đại đoàn kết và hỗ trợ bò cho hộ dân có hoàn cảnh khó khăn; Ủng hộ Quỹ vì người nghèo của Quận, Phường; tặng quà cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường; Hỗ trợ kinh phí xây, sửa Mái ấm tình thương cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn và nhận đỡ đầu trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Hà Nội tới năm 18 tuổi; Ủng hộ quỹ phòng chống dịch của Thành phố...

Ni sư Thích Đàm Hiếu cho biết: Tôi cùng các vị ni, phật tử, tín đồ trên địa bàn Thành phố luôn đoàn kết, hòa hợp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kiên định thực hiện phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và quy chế hoạt động tôn giáo, thực hiện chính tín, bài trừ mê tín dị đoan, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào thi đua yêu nước do Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động...

Kỳ 3: Ở Việt Nam, tôn giáo không phải lực lượng đối lập với Đảng, Nhà nước - ảnh 5
Phật giáo Việt Nam kiên định lý tưởng ‘Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội’
Kỳ 3: Ở Việt Nam, tôn giáo không phải lực lượng đối lập với Đảng, Nhà nước - ảnh 6

Ở Việt Nam, tôn giáo ngoại sinh và nội sinh đều có truyền thống gắn bó, đồng hành với vận mệnh của dân tộc. Dù các tôn giáo xuất hiện trước hay sau, truyền thống này đã được khẳng định trong thực tiễn lịch sử, đặc biệt khi nền độc lập, chủ quyền của đất nước bị đe dọa. Ngay từ những ngày đầu xây dựng chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Phần lớn đồng bào tôn giáo… đều yêu nước kháng chiến”. Ngày nay, trong tình hình mới, toàn thể dân tộc đang chung sức bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, truyền thống này vẫn được tiếp nối và đắp bồi bằng những biểu hiện phong phú hơn.

Kỳ 3: Ở Việt Nam, tôn giáo không phải lực lượng đối lập với Đảng, Nhà nước - ảnh 7
Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát động Giải Báo chí “Tuyên truyền lối sống tốt đạo - đẹp đời, Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” lần thứ nhất, năm 2024

Là thành viên tích cực của MTTQ Việt Nam, các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn chú trọng, đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động tín đồ, Phật tử chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều vị chức sắc, tăng, ni trong Giáo hội là đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp và Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, luôn kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của tín đồ, Phật tử, cử tri và nhân dân để phản ánh, kiến nghị và đề xuất các giải pháp phù hợp, chính đáng với Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam. Trong giai đoạn xảy ra đại dịch Covid-19, các cấp Giáo hội đã đồng lòng cùng cả hệ thống chính trị và toàn xã hội phòng, chống dịch; tích cực kêu gọi và động viên Tăng Ni, Phật tử tích cực đóng góp nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch. Nhiều Tăng Ni, Phật tử đã tích cực dấn thân tham gia phong trào như “Cởi áo Cà sa, khoác áo Blouse”, tình nguyện vào tuyến đầu chống dịch... Có thể thấy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng luôn đồng hành với Đảng và Chính phủ trong các hoạt động ích nước, lợi dân.

Tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc 2022-2027, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự của Giáo hội đã khẳng định với truyền thống yêu nước, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam, tăng, ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục không ngừng nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội để vững bước trong sự nghiệp chung chăm lo cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của Nhân dân. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng đất nước hướng đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước, phấn đấu xây dựng đất nước Việt Nam trở thành nước phát triển, hùng cường, thịnh vượng.

Là một tổ chức xã hội đại diện phong trào thi đua yêu nước của người Công giáo Việt Nam, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam cũng luôn tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động đồng bào Công giáo thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nêu cao tinh thần cảnh giác trước các âm mưu lợi dụng những vấn đề về dân tộc, tôn giáo nhằm chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tôn giáo. Với tinh thần “Hiệp hành - Chia sẻ - Phục vụ”, đồng bào Công giáo luôn tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, anh sinh xã hội vì cộng đồng, khẳng định tinh thần yêu nước, đồng hành cùng dân tộc.

Kỳ 3: Ở Việt Nam, tôn giáo không phải lực lượng đối lập với Đảng, Nhà nước - ảnh 8

Tại Việt Nam, đạo Tin Lành cũng tích cực tham gia và đóng góp trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, mục sư Lê Văn Thái đại diện cho chi hội Tin Lành miền Bắc đã viết thư kêu gọi tín đồ tham gia các đoàn thể và mọi hoạt động cần thiết có lợi cho việc giành độc lập, tự do của dân tộc...  Tôn chỉ của đạo Cao Đài ở nhiều chi phái, chẳng hạn như Hội thánh Cao đài Tây Ninh cũng là "nước vinh, đạo sáng". Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam hoạt động với phương châm "Tu học, hành thiện, ích nước, lợi dân". Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa nêu tôn chỉ là: "Hành Tứ ân – Sống Hiếu nghĩa – Vì đại đoàn kết toàn dân tộc". Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) chủ trương "Sống Phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc". Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) nêu tôn chỉ "Kính chúa, yêu người"; Đại diện cộng đồng Hồi giáo thành phố Hồ Chí Minh nêu cao phương châm "Sống tốt đạo, đẹp đời, phát huy truyền thống Islam – đoàn kết dân tộc, tôn giáo, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Đặc biệt, trên lĩnh vực tham gia đấu tranh, phản bác những luận điệu lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước, các đại diện tôn giáo cũng có nhiều bài viết đăng tải công khai, giảng đạo thể hiện lập trường nhất quán, phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực chống phá chính trị lợi dụng tôn giáo. Trong các hoạt động giao lưu tôn giáo, thăm, làm việc với các tổ chức tôn giáo quốc tế, các đại diện tôn giáo đã thẳng thắn bày tỏ thái độ, quan điểm bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; phản bác các luận điểm, thông tin sai lệch về đường lối lãnh đạo và thực tiễn tình hình đất nước; tích cực đề cao tinh thần đồng hành với dân tộc, hành đạo gắn liền với mục tiêu cùng xây dựng và phát triển đất nước… Bằng cách đó, các chức sắc, tín đồ tôn giáo đã góp phần tham gia bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa.

Sự gắn kết giữa Đảng và đồng bào các tôn giáo càng thêm khăng khít khi một bộ phận tín đồ các tôn giáo tự nguyện đứng trong hàng ngũ của Đảng. Thống kê đến năm 2019, số Đảng viên tôn giáo là 86.217 người, chiếm 1,7% tổng số Đảng viên trong cả nước. Riêng giai đoạn 2016- 2019, mỗi năm tăng trung bình trên 1.000 Đảng viên mới là người tôn giáo. Sự thật này đã đập tan xuyên tạc của thế lực thù địch rằng Đảng ta phân biệt, đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

Kỳ 3: Ở Việt Nam, tôn giáo không phải lực lượng đối lập với Đảng, Nhà nước - ảnh 9
Lễ kết nạp đảng viên đối với người tu hành là quần chúng ưu tú Vũ Văn Thọ năm 2022

Đơn cử tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, năm 2022, Chi bộ thôn Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm đã tổ chức kết nạp đảng viên đối với người tu hành- quần chúng ưu tú Vũ Văn Thọ, Phó Trưởng Ban trị sự giáo hội Phật giáo huyện Gia Lâm, tu hành tại Chùa Đào Xuyên, xã Đa Tốn. Trước đó, quần chúng Vũ Văn Thọ là quần chúng ưu tú, luôn đoàn kết cùng các Tăng ni, Phật tử thực hiện tốt các Nghị quyết của Trung ương Giáo hội, Thành hội Phật giáo Hà Nội, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương, tích cực tham gia hoạt động xã hội, đóng góp cho cộng đồng. Ngoài người tu hành, tại Đảng bộ xã Đa Tốn còn có nhiều đảng viên là người ông giáo, đảng viên không theo đạo sinh hoạt, cho thấy tinh thần đoàn kết trong một khối thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng giữa các tôn giáo, giữa đảng viên là người có tôn giáo và đảng viên không có tôn giáo. 

Khi đứng trong hàng ngũ của đảng, các Đảng viên dù ở tôn giáo nào cũng đều tích cực thể hiện vai trò gương mẫu, vận động quần chúng có tôn giáo thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Có thể nói, “thế trận lòng dân” trong cộng đồng các tôn giáo chính là thành trì vững chắc, ngăn chặn và làm thất bại nhiều âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị hòng làm lung lay nền tảng tư tưởng của Đảng, biến tôn giáo thành lực lượng đối lập với Đảng, Nhà nước, dân tộc.

(còn nữa)

 

Tin cùng chuyên mục

Kỳ cuối: Cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp nhưng quyết không khoan nhượng

Kỳ cuối: Cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp nhưng quyết không khoan nhượng

(PNTĐ) - Bất chấp mọi luận điệu xuyên tạc, sai trái, âm mưu lợi dụng tôn giáo để chia rẽ Đảng, chính quyền và đồng bào có đạo, với sự thật hiển nhiên về những thành quả của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1930 đến nay, Nhân dân Việt Nam, trong đó có đồng bào các tôn giáo vẫn sẽ một lòng sắt son đi theo Đảng, vững niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần đấu tranh không khoan nhượng, làm thất bại mọi âm mưu đen tối; từng bước loại trừ yếu tố chính trị phản động trong các tôn giáo; hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, tín đồ, chức sắc đoàn kết, đồng hành cùng dân tộc, đặt lợi ích quốc gia và dân tộc lên trên hết.
Kỳ 4: Hà Nội làm tốt công tác tôn giáo, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Kỳ 4: Hà Nội làm tốt công tác tôn giáo, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(PNTĐ) - Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, văn hóa, và kinh tế của Việt Nam mà còn là một trong những biểu tượng văn hóa và lịch sử đậm nét của đất nước. Vì vậy, Hà Nội cũng luôn là mục tiêu trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch. Trong bối cảnh ấy, Hà Nội đã luôn làm tốt công tác bảo vệ Đảng, chính quyền, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo từ đó làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
Kỳ 1: Vạch trần âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam

Kỳ 1: Vạch trần âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam

(PNTĐ) - Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng bào các tôn giáo ở Việt Nam luôn đoàn kết, đồng hành cùng dân tộc, tích cực đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều chức sắc, tín đồ tôn giáo đã “sống tốt đời, đẹp đạo”, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết tôn giáo. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (năm 2021) cũng khẳng định vai trò nguồn lực tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Đảng nhấn mạnh: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước”.
Kỳ 2: Chính sách tôn giáo ở Việt Nam: Sự thực làm thất bại luận điệu xuyên tạc

Kỳ 2: Chính sách tôn giáo ở Việt Nam: Sự thực làm thất bại luận điệu xuyên tạc

(PNTĐ) - Mặc dù các thế lực thù địch không ngừng lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng nhưng không thể thay đổi sự thật là Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới tôn giáo và công tác tôn giáo. Đảng luôn tạo cơ sở pháp lý và điều kiện cho đồng bào có đạo sinh hoạt tín ngưỡng, các tổ chức tôn giáo hợp pháp được tự do hành đạo, xây dựng cơ sở thờ tự, đào tạo chức sắc, mở rộng quan hệ đối ngoại, kêu gọi, vận động đồng bào các tôn giáo sống "tốt đời, đẹp đạo", "đồng hành cùng dân tộc" vì mục tiêu xây dựng đất nước ổn định về chính trị, phát triển toàn diện, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.
 Kỳ 1: Cùng đất nước vững bước trên con đường đổi mới, hội nhập phát triển

Kỳ 1: Cùng đất nước vững bước trên con đường đổi mới, hội nhập phát triển

(PNTĐ) - Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) là dịp chúng ta nhìn lại một chặng đường lịch sử vẻ vang, bước trưởng thành và phát triển để thêm tự hào và trách nhiệm với Hà Nội; chung tay, góp sức đưa Thủ đô vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thành công Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; cùng đất nước vững bước trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển, tiếp tục lập được những thành tựu mới, xứng đáng hơn nữa với niềm tin của Đảng, Nhà nước và đồng bào cả nước dành cho Thủ đô, để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội xứng đáng là Thủ đô Anh hùng của dân tộc Việt Nam Anh hùng.