Người giúp việc có quyền “đòi” chủ nhà ký hợp đồng lao động

Chia sẻ

Vợ chồng em thuê người giúp việc hơn 2 năm nay. Cô ấy là một người làm được việc, tính hiền lành, cẩn thận, đặc biệt là quý trẻ nên vợ chồng em rất hài lòng. Vì vậy, ngoài tiền công trả hàng tháng, thỉnh thoảng vợ chồng em lại "thưởng" thêm để động viên. Bây giờ, vợ em đang mang bầu lần hai và chúng em đang có ý định thuê cô ấy “dài hạn” trong năm nữa.

Tuy nhiên, thay vì chấp nhận thỏa thuận miệng tiền công như trước đây thì cô ấy lại "đòi" em phải ký hợp lao động thì mới ở lại làm. Cô ấy bảo bây giờ pháp luật quy định chủ nhà phải ký hợp đồng với người giúp việc, kèm theo đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Em rất ngạc nhiên và băn khoăn, vì nếu làm như thế thì khác gì "công ty" trả lương cho nhân viên, trong khi đây chỉ là việc thỏa thuận giữa chủ nhà và người giúp việc. Vì vậy, mong Quý báo tư vấn giúp em về những quy định của pháp luật về vấn đề ký hợp đồng lao động với giúp việc gia đình. Hiện pháp luật hiện hành có quy định bắt buộc chủ sử dụng giúp việc gia đình phải ký hợp đồng với người giúp việc không, nếu có thì cụ thể ra sao?

nguyendinhquang@gmail.com

Lâu nay, giúp việc gia đình chưa được chủ nhà và người làm nhìn nhận như một "nghề" đã được luật hóa, mà chủ yếu thỏa thuận và giao kết của hai bên. Tuy nhiên, thực tế giúp việc đã trở thành “nghề’ mưu sinh của nhiều người và được “luật hóa” trong Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019.

 Theo đó, tại Điều 161 của Luật này quy định: Lao động là người giúp việc gia đình (GVGĐ) là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình. Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình, nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.

 Hợp đồng lao động đối với lao động là người GVGĐ được quy định như sau: Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người GVGĐ. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người GVGĐ do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở (Điều 162).

Bên cạnh đó, Luật cũng quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người GVGĐ. Đó là người sử dụng lao động phải thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động. Trả cho người GVGĐ khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người GVGĐ. Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người GVGĐ nếu có thỏa thuận. Tạo cơ hội cho người GVGĐ được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp. Trả tiền tàu xe đi đường khi người GVGĐ thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người GVGĐ chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn (Điều 163).

Cùng với đó là nghĩa vụ của lao động là người GVGĐ cũng được quy định cụ thể tại Điều 164. Cụ thể, người lao động phải thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động; Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động. Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.

Sau khi Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 có hiệu lực, ngày 14/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Trong đó có quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về lao động là người giúp việc gia đình. Bạn có thể tìm hiểu theo những quy định chi tiết về vấn đề này tại nghị định.

Báo Phụ nữ Thủ đô

Tin cùng chuyên mục

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.