Người giúp việc có quyền “đòi” chủ nhà ký hợp đồng lao động

Chia sẻ

Vợ chồng em thuê người giúp việc hơn 2 năm nay. Cô ấy là một người làm được việc, tính hiền lành, cẩn thận, đặc biệt là quý trẻ nên vợ chồng em rất hài lòng. Vì vậy, ngoài tiền công trả hàng tháng, thỉnh thoảng vợ chồng em lại "thưởng" thêm để động viên. Bây giờ, vợ em đang mang bầu lần hai và chúng em đang có ý định thuê cô ấy “dài hạn” trong năm nữa.

Tuy nhiên, thay vì chấp nhận thỏa thuận miệng tiền công như trước đây thì cô ấy lại "đòi" em phải ký hợp lao động thì mới ở lại làm. Cô ấy bảo bây giờ pháp luật quy định chủ nhà phải ký hợp đồng với người giúp việc, kèm theo đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Em rất ngạc nhiên và băn khoăn, vì nếu làm như thế thì khác gì "công ty" trả lương cho nhân viên, trong khi đây chỉ là việc thỏa thuận giữa chủ nhà và người giúp việc. Vì vậy, mong Quý báo tư vấn giúp em về những quy định của pháp luật về vấn đề ký hợp đồng lao động với giúp việc gia đình. Hiện pháp luật hiện hành có quy định bắt buộc chủ sử dụng giúp việc gia đình phải ký hợp đồng với người giúp việc không, nếu có thì cụ thể ra sao?

nguyendinhquang@gmail.com

Lâu nay, giúp việc gia đình chưa được chủ nhà và người làm nhìn nhận như một "nghề" đã được luật hóa, mà chủ yếu thỏa thuận và giao kết của hai bên. Tuy nhiên, thực tế giúp việc đã trở thành “nghề’ mưu sinh của nhiều người và được “luật hóa” trong Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019.

 Theo đó, tại Điều 161 của Luật này quy định: Lao động là người giúp việc gia đình (GVGĐ) là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình. Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình, nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.

 Hợp đồng lao động đối với lao động là người GVGĐ được quy định như sau: Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người GVGĐ. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người GVGĐ do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở (Điều 162).

Bên cạnh đó, Luật cũng quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người GVGĐ. Đó là người sử dụng lao động phải thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động. Trả cho người GVGĐ khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người GVGĐ. Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người GVGĐ nếu có thỏa thuận. Tạo cơ hội cho người GVGĐ được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp. Trả tiền tàu xe đi đường khi người GVGĐ thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người GVGĐ chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn (Điều 163).

Cùng với đó là nghĩa vụ của lao động là người GVGĐ cũng được quy định cụ thể tại Điều 164. Cụ thể, người lao động phải thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động; Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động. Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.

Sau khi Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 có hiệu lực, ngày 14/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Trong đó có quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về lao động là người giúp việc gia đình. Bạn có thể tìm hiểu theo những quy định chi tiết về vấn đề này tại nghị định.

Báo Phụ nữ Thủ đô

Tin cùng chuyên mục

Đổ vỡ vì xuất khẩu lao động

Đổ vỡ vì xuất khẩu lao động

(PNTĐ) - Bên cạnh những lợi ích về việc làm, tay nghề, thu nhập, xuất khẩu lao động cũng bộc lộ nhiều mặt trái mà một trong số đó là sự tan vỡ hạnh phúc ở những gia đình có người xuất ngoại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn nhưng chủ yếu vẫn là vợ chồng xa nhau lâu ngày, thiếu thốn tình cảm nên rất dễ nảy sinh tình cảm “ngoài luồng”. Một nguyên nhân khác là do ảnh hưởng của lối sống tự do ở nước ngoài nên khi về quê hương, đối mặt với cuộc sống thực tại thấy không còn phù hợp nên sẵn sàng … “đường ai nấy đi”.
Xúc động câu chuyện tìm được người thân thất lạc sau 57 năm nhờ hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư

Xúc động câu chuyện tìm được người thân thất lạc sau 57 năm nhờ hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư

(PNTĐ) - Như một phép màu, sau 57 năm thất lạc, ông Chu Nghiêm (sinh năm 1941, trú tại phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) và con gái là chị Nguyễn Thị Thủy (sinh năm 1967, trú tại xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) đã tìm được nhau nhờ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sự giúp đỡ tận tình của cán bộ, chiến sĩ Công an phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội).
Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

(PNTĐ) - Vợ chồng ông Hồng P và vợ là Ngọc Y ở Vĩnh Phúc sinh được 1 con chung là cháu A, sinh năm 2009. Năm 2021, hai ông bà ly hôn. Bà Y được tiếp tục nuôi dưỡng cháu A. Sau đó, ông P cho rằng bà Y có biểu hiện không quan tâm, chăm sóc con nên đã khởi kiện yêu cầu Tòa án hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của bà đối với cháu A trong thời hạn 2 năm tính từ ngày 1/1/2024.
Tuổi già càng ít dựa con càng tốt?

Tuổi già càng ít dựa con càng tốt?

(PNTĐ) - Tiếp tục gửi ý kiến thảo luận tới Diễn đàn, nhiều độc giả cho rằng, tuổi già cần nhất là những giây phút thảnh thơi, tránh xung đột không cần thiết nên việc bố mẹ càng ít cậy nhờ, dựa dẫm con thì càng tốt.