Xây dựng và phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh từ gia đình

Bài 3: Gia đình trước cơn lốc “hiện đại hóa”

Hoàng Lan-Hồng Nhung
Chia sẻ

(PNTĐ) - Gia đình bao đời nay luôn là nền tảng của xã hội. Tuy nhiên, dưới tác động nền kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, gia đình Hà Nội cũng chịu nhiều biến đổi mang tính tiêu cực.

Bài 3: Gia đình trước cơn lốc “hiện đại hóa” - ảnh 1
 
Bài 3: Gia đình trước cơn lốc “hiện đại hóa” - ảnh 2

Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Tổ trưởng Tổ dân phố số 5, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm sinh ra trong một gia đình người Hà Nội gốc. Vì vậy, bà có điều kiện chứng kiến nhiều sự thay đổi trong gia đình của người Hà Nội. Bên cạnh những biến đổi tích cực, bà cho biết, gia đình Hà Nội cũng đang chịu tác động của nhiều yếu tố tiêu cực. Bà phân tích:

Thứ nhất, gia đình Hà Nội là cái nôi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách, lý tưởng sống, ứng xử cho con cái, nhưng hiện nay chức năng đó đang dần bị nhạt phai. Nhiều người trẻ tuổi cho rằng những giá trị truyền thống là cổ hủ, lỗi thời. Những phong tục đẹp trong ngày tết cổ truyền của gia đình Hà Nội cũng bị xem nhẹ. Sự biến đổi từ mô hình gia đình truyền thống sang kiểu gia đình hiện đại đang phải đối diện với những hiện tượng như bạo lực gia đình, ly hôn, sống thử,…

Thứ hai, lối sống trong các gia đình người Hà Nội đang biến đổi nhanh do các nhu cầu mưu sinh về kinh tế, mọi thành viên trong gia đình đều muốn khẳng định vị trí của mình. Khi sống trong gia đình "tứ đại đồng đường", mọi nền nếp, gia phong đều được người già giữ gìn và duy trì.

Bài 3: Gia đình trước cơn lốc “hiện đại hóa” - ảnh 3

Dưới tác động của kinh tế thị trường nhiều giá trị truyền thống gia đình đã có sự vận động và biến đổi phức tạp, những giá trị đạo đức, nếp sống văn hóa gia đình truyền thống có nguy cơ bị mai một đi, thậm chí một số giá trị bị đảo lộn.

Không ít gia đình quá đề cao chức năng kinh tế, đề cao quyền lực vật chất, xem nhẹ quan hệ tình cảm, buông lơi việc giáo dục ý thức trách nhiệm, lối sống lành mạnh cho các thành viên; các thành viên trong gia đình ít được quan tâm, chăm sóc, do đó độ cố kết trong gia đình lỏng lẻo hơn; lối sống thực dụng xuất hiện ngày càng tăng gây nên những mâu thuẫn lớn giữa các thế hệ.

Sự du nhập ồ ạt của các sản phẩm văn hóa nước ngoài, những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường thời mở cửa đem lại những giá trị văn hóa trái với thuần phong mỹ tục của chúng ta, dẫn đến tình trạng ly hôn ngày càng tăng, nghiện hút, mại dâm, ngoại tình, nạo phá thai tùy tiện… tất cả những thứ đó đang trực tiếp tàn phá mạnh mẽ đời sống kinh tế và đời sống văn hóa, tinh thần của các gia đình. Các mối quan hệ đạo đức truyền thống trong gia đình như kính trên nhường dưới, hiếu thảo, thủy chung... đã và đang bị xem nhẹ.

Bà Trương Thị Thu Thuỷ, Trưởng ban Gia đình - Xã hội, Hội LHPN Việt Nam cũng đồng tình cho rằng, trước tác động của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Trước sự tác động đó, một số giá trị truyền thống trong gia đình đang bị mai một và biến dạng. Mối quan hệ giữa các thành viên trong một số gia đình đang trở nên lỏng lẻo và thiếu gắn kết. Trước tác động trái chiều của công nghệ thông tin, giao tiếp trực tiếp của những thành viên trong gia đình có chiều hướng suy giảm, dẫn đến có chiều hướng tăng hiện tượng cô đơn trong chính ngôi nhà của mình.

Bài 3: Gia đình trước cơn lốc “hiện đại hóa” - ảnh 4

Mối quan hệ vợ chồng có những lúc, những nơi bị biến đổi theo chiều hướng xấu; sự thủy chung, tình nghĩa, hòa thuận vợ chồng có biểu hiện suy giảm; quan hệ hôn nhân của một số gia đình trẻ trở nên dễ vỡ, do bị chi phối bởi lối sống cởi mở, thực dụng, chạy theo lợi ích vật chất, làm cho tỷ lệ ly hôn có xu hướng gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Mối quan hệ giữa cha mẹ, ông bà với con cháu có biểu hiện thiếu gắn kết, do không gian sống và giao tiếp gia đình thu hẹp, nhu cầu, sở thích cá nhân được đề cao. Không ít người làm cha, làm mẹ không làm tròn bổn phận, trách nhiệm, không chăm lo cho thế hệ tương lai và cũng có không ít nghịch cảnh con cháu thiếu trách nhiệm với cha mẹ, ông bà, bất hiếu, bất nghĩa. Quan hệ anh em cũng nảy sinh những bất ổn, có khi chỉ vì đồng tiền, lợi ích nhỏ nhoi mà đánh mất tình nghĩa anh em ruột thịt.

Cũng theo bà Trương Thị Thu Thủy, hiện nay, một số gia đình không chú trọng đến giáo dục, hoặc có quan tâm nhưng lúng túng cả về nội dung và phương pháp, gây ra nhiều hệ lụy, nhất là sự xuống cấp của đạo đức gia đình và xã hội. Thực tế những năm gần đây cho thấy, số lượng các vụ án mạng xảy ra trong gia đình chiếm tới 18% - 20%, có vụ việc chỉ vì lợi ích kinh tế hoặc những mâu thuẫn, xích mích nhỏ. Điều đáng lo ngại là xu hướng trẻ hóa tội phạm giết người thời gian gần đây, khi có tới 60% đối tượng ở độ tuổi dưới 30... Tỷ lệ gây án ở tuổi vị thành niên trên địa bàn cả nước là 5,2% đối với người dưới 14 tuổi, 24,5% đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và 70,3% đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi.

Những hiện tượng đó đang rung lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với mỗi gia đình và cả xã hội, bởi hệ hụy mà nó gây ra là vô cùng đau xót, nhức nhối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền tảng đạo đức xã hội, nhân cách con người Việt Nam hiện đại.

Bài 3: Gia đình trước cơn lốc “hiện đại hóa” - ảnh 5

 Theo TS. Bùi Thị Mai Đông, Học viện Phụ nữ Việt Nam, Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước; là nơi hội tụ, kết tinh nhiều tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt. Người Hà Nội luôn đề cao giá trị gia đình, quan niệm gia đình như một giá trị thiêng liêng, coi gia đình là hạt nhân của đời sống xã hội; Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải gắn kết với nhau trong một gia đình. Gia đình Hà Nội là loại hình gia đình truyền thống, mang đậm nét thanh lịch Tràng An - tố chất cơ bản của người Hà Nội, thể hiện ở lối sống văn hóa, ứng xử ở trình độ cao. Thanh lịch trong cách ăn mặc; cách đối nhân xử thế; cách nói năng và trong mọi hành vi...Trong gia đình Hà Nội gốc đề cao cách ứng xử kín đáo, lịch lãm, ứng xử với nhau có thủy có chung, có họ hàng, làng xóm, biết nhường nhịn nhau bởi “một điều nhịn, chín điều lành”. Nếp sống thanh lịch trong ứng xử văn hóa gia đình được ghi lại trong điều ước, tục lệ, hương ước của nhiều phường và làng, xã.

Bài 3: Gia đình trước cơn lốc “hiện đại hóa” - ảnh 6

Gia đình Hà Nội là loại hình gia đình gia giáo, gia phong rất chặt chẽ. Trước đây, để tạo dựng và duy trì độ bền vững của một gia đình, cha ông ta đưa ra rất nhiều quy chuẩn “gia giáo” hay “gia huấn” nhằm đưa ra cách thức giáo dục con cháu của từng gia đình, trong đó nội dung chủ yếu là giáo dục về đạo đức, phẩm chất cho mỗi cá nhân sao cho phù hợp với vị trí trong gia đình. Bên cạnh “gia giáo” là “gia lễ”. Các gia đình Hà Nội xưa thường đưa ra những quy định chặt chẽ về đường ăn nết ở của mỗi thành viên như ngôn ngữ trong nói năng, cử chỉ điệu bộ, cách ăn mặc, phục sức…

Trong các gia đình Hà Nội truyền thống, nền nếp, gia phong trong mối quan hệ giữa con cháu đối với ông bà, cha mẹ, là “gọi dạ, bảo vâng”, “đi thưa, về trình”; trong quan hệ của người bề dưới đối với bề trên là: “kính lão đắc thọ”; cách ứng xử của anh chị em là “kính trên, nhường dưới”, “chị ngã, em nâng”. Trong quan hệ vợ chồng là “thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”; “Một điều nhịn là chín điều lành”…. là một nét đặc trưng, là nguyên tắc sống của mỗi thành viên và mỗi gia đình. Hầu hết các gia đình đều cố gắng vươn lên để khẳng định gia giáo, gia lễ, gia phong của mình, nhằm ổn định và bền vững gia đình, góp phần làm ổn định xã hội.

Bài 3: Gia đình trước cơn lốc “hiện đại hóa” - ảnh 7

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nhiều giá trị đạo đức gia đình đang có biểu hiện xuống cấp, nề nếp, gia phong và nét thanh lịch của người Hà Nội trong gia đình truyền thống Thủ đô đang đối diện với nguy cơ bị mai một đòi hỏi quá trình xây dựng gia đình Thủ đô trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế đòi hỏi vừa đáp ứng nhu cầu giao lưu và hợp tác quốc tế vừa phải giữ được những giá trị gia đình truyền thống.

 

Tin cùng chuyên mục

Bài 4: Công tác gia đình là ưu tiên hàng đầu

Bài 4: Công tác gia đình là ưu tiên hàng đầu

(PNTĐ) - Trong tiến trình xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi xây dựng gia đình. Với Thủ đô Hà Nội, từ quan điểm không thể có một Thủ đô Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại, nếu như không dựa trên cơ sở xây dựng những gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, thời gian qua, Thành phố đã có nhiều giải pháp để chăm lo, gìn giữ những nét truyền thống tốt đẹp của gia đình Thủ đô.
  Bài 2: Trao truyền, tiếp nhận giá trị tiến bộ

Bài 2: Trao truyền, tiếp nhận giá trị tiến bộ

(PNTĐ) - Cùng với tiến trình phát triển, gia đình Thủ đô cũng có sự vận động. Trong đó có nhiều biến đổi mang tính tích cực, qua đó giúp cho gia đình Thủ đô trở nên tiến bộ, văn minh hơn, là môi trường để các thành viên đều có điều kiện phát triển toàn diện, bình đẳng.
Bài 1: Trưởng thành từ mái ấm gia đình

Bài 1: Trưởng thành từ mái ấm gia đình

(PNTĐ) - Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: "Người ta thường nói một con người có văn hóa, một gia đình có văn hóa, một dân tộc có văn hóa... Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng". Từ đó cho thấy, vai trò của gia đình quan trọng như thế nào. Để có thể xây dựng và phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, việc vun đắp, gìn giữ các giá trị tốt đẹp trong mỗi gia đình có vai trò rất quan trọng.
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được bầu làm Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được bầu làm Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam

(PNTĐ) - Chiều ngày 6/11/2024, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ và Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa XIII để kiện toàn nhân sự Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch và Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027. Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến đã được tín nhiệm bầu giữ chức danh Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam với tỷ lệ phiếu đạt 100%.
Nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được quan tâm đúng mức

Nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được quan tâm đúng mức

(PNTĐ) - Ngày 5/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.