Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Động lực phát triển Thủ đô

M.THƯ - TRÌNH BÀY: Q.HUY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tự hào về nét thanh lịch, văn minh, về giá trị truyền thống quý báu của người Hà Nội, Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn xác định, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, hình thành hệ giá trị văn hóa gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội, coi đây là nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Động lực phát triển Thủ đô  - ảnh 1

Hà Nội là trái tim của cả nước, được thế giới biết đến là Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến, hào hoa, thanh lịch, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người. Để Hà Nội phát huy được chất văn minh, thanh lịch, để Hà Nội mãi là nơi kết tinh và tỏa sáng của vùng đất địa linh nhân kiệt, hội tụ nhân tài của đất nước là vấn đề luôn được Hà Nội quan tâm thực hiện.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Động lực phát triển Thủ đô  - ảnh 2

  “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

  Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

Lịch sử đã cho người Hà Nội những phẩm chất riêng không lẫn với bất cứ người ở địa phương nào. Đó là phong thái nho nhã trong lời nói, đi lại và ứng xử, giao tiếp. Đó là sự tinh tế, tao nhã trong thưởng thức ẩm thực và trong các thú chơi đầy chất sáng tạo, mang đậm giá trị nghệ thuật. Dù thời gian nghìn năm đi qua, nhưng nét thanh lịch ấy vẫn luôn là “hồn cốt” của người Hà Nội. Người Hà Nội hôm nay tiếp nối truyền thống cha ông, xây dựng thêm những nét thanh lịch mới, góp phần tô thắm thêm bản sắc đất kinh kỳ. Những nét đẹp của văn hóa Hà Nội đã được duy trì từ một nền tảng truyền thống, có chiều sâu phát triển.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Động lực phát triển Thủ đô  - ảnh 3

Có thể nói gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên để hình thành nhân cách của mỗi con người từ khi mới sinh ra đời cho đến lúc trưởng thành. Vì thế, muốn xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch thì việc ở mỗi một gia đình “Cha mẹ làm gương cho con cái, ông bà làm gương cho các cháu, xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch ngay trong chính từng ngôi nhà là điều nên làm.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Động lực phát triển Thủ đô  - ảnh 4
Đại gia đình cụ Hoàng Thụy Chi (Tuần Chi) ở Hà Nội khoảng đầu những năm 30 thế kỷ trước dù nhiều thế hệ sống chung dưới một mái nhà nhưng yên ấm, hòa thuận.

Gia đình bà Nguyễn Thị Vinh Quy, tổ dân phố số 7, phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) là một gia đình 3 thế hệ, gồm 12 thành viên. Ông bà có tất cả 6 người con trai, gái, dâu, rể và 4 người cháu. Tuổi tác chênh lệch nhau, ngành nghề, công việc không ai giống ai nhưng mọi người trong gia đình luôn gắn kết với nhau bởi phương châm ứng xử của gia đình bà gói gọn trong 6 chữ  tôn trọng - yêu thương - chia sẻ. “Chúng tôi hiểu các con mình đi làm rất vất vả, chịu không ít áp lực, nên luôn luôn có cách để động viên các con, trợ giúp các con khi cần thiết. Các con cũng tôn trọng và động viên chúng tôi tham gia các hoạt động xã hội để sống vui, sống khỏe. Già, trẻ, lớn, bé trong nhà được đối xử bình đẳng, không có sự áp đặt. Những việc làm tốt, những sở thích chính đáng đều được khích lệ nhưng vẫn phải có sự chấn chỉnh, uốn nắn khi cần” - Bà Vinh Quy chia sẻ.  

Nỗ lực xây dựng gia đình, những năm qua Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, đồng thời sáng tạo khởi xướng nhiều phong trào thi đua mang sắc thái riêng của phụ nữ Hà Nội.

Tiêu biểu như phong trào thi đua “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, các câu lạc bộ: “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Giới và gia đình”, “Gia đình phát triển bền vững…

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Động lực phát triển Thủ đô  - ảnh 5
Thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua xây dựng gia đình văn hóa.

Theo bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, việc tuyên truyền, lan tỏa những kinh nghiệm ứng xử hay trong gia đình là trách nhiệm chung của mỗi người, mỗi cấp, ngành. Từ nhiều năm nay, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã triển khai chương trình xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Những quy định từ việc cưới, việc tang đến bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng văn hóa công sở… đã góp phần vào việc giữ gìn, phát huy hệ giá trị gia đình và xây dựng chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong điều kiện mới.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Động lực phát triển Thủ đô  - ảnh 6
Chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm - nơi thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan.

Tới chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm - nơi thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, du khách có thể cảm nhận được cảnh quan sạch đẹp ở khuôn viên di tích. Bảng, biển Quy tắc ứng xử nơi công cộng được niêm yết ở vị trí dễ nhìn, giúp khách tham quan chấp hành quy định, hướng dẫn tại nơi thờ tự. Qua đó hình thành những chuẩn mực văn hoá khi tham quan khu di tích, điểm du lịch. Được biết, Hội LHPN huyện Gia Lâm đã chọn nơi này để thực hiện điểm mô hình “Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử kiểu mẫu” với không gian thực hiện chính là khu di tích thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan gồm chùa Linh Nhân Tư Phúc, đền thờ Bà Tấm, Điện Sơn Trang và Khu vực tượng đài Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Động lực phát triển Thủ đô  - ảnh 7
Kiểm tra thực hiện Bộ quy tắc ứng xử tại chùa Bà Tấm,
huyện Gia Lâm.

Thực hiện mô hình, các chị em phụ nữ xã Dương Xá thường xuyên tổ chức các buổi vệ sinh khu vực xung quanh và trong khu di tích theo lịch phân công đến từng chi hội trong xã. Mỗi tháng 2 lần, các chi hội sẽ thay nhau thực hiện hoạt động tổng vệ sinh, chỉnh trang khuôn viên khu di tích.

Hội LHPN Dương Xá cũng thực hiện việc đặt các thùng phân loại rác tại cá khu vực thuận tiện, nhằm giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường, tạo thêm nguồn kinh phí để mua cây xanh trang trí, đồng thời tái chế các vỏ chai nhựa thành các giỏ hoa trang trí trên chính những thùng phân loại rác.

Bà Vũ Thị Lan Anh, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Gia Lâm cho biết thêm, hiện nay, huyện có trên 320 di tích lịch sử văn hóa, cách mạng kháng chiến. Để những di tích trở thành điểm đến hấp dẫn, huyện đã xây dựng được một đội ngũ hướng dẫn viên để hướng dẫn đoàn khách khi đến tham quan di tích.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Động lực phát triển Thủ đô  - ảnh 8

Thời gian qua, quận Hai Bà Trưng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về việc thực hiện Chương trình 06 của Thành uỷ Hà Nội nhằm “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.  18 phường trên địa bàn quận đã đăng ký thực hiện 25 mô hình, hoạt động sáng tạo, thiết thực, hiệu quả thực hiện cuộc vận động, tập trung vào các nội dung tham gia bảo vệ, giữ gìn môi trường, cảnh quan đô thị xanh - sạch - đẹp, xây dựng nếp sống văn hóa, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Phó Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin quận Hai Bà Trưng Thành Thị Kiều Oanh chia sẻ: Việc triển khai thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng được các phòng ban, đơn vị và nhân dân đồng thuận hưởng ứng thực hiện, phát huy quyền làm chủ và mở rộng dân chủ trực tiếp của nân dân ở cơ sở. Việc thực hiện Quy tắc ứng xử được thực hiện hiệu quả tại nhiều địa phương đã góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Động lực phát triển Thủ đô  - ảnh 9

Mảnh đất kinh kỳ quy tụ nhiều cư dân ở các nơi về chung sống. Vì thế, trải qua thời gian, đã chắt lọc những tinh túy để quy tụ lại trong vẻ đẹp thanh lịch. Trong nét thanh lịch đó có những điểm đặc trưng của các vùng, miền, đặc trưng đó làm cho Hà Nội mang sắc thái của quốc gia chứ không chỉ sắc thái của riêng Hà Nội.

Văn hóa thanh lịch của người Hà Nội là kết quả của quá trình kết tinh giá trị văn hóa trong lối sống, cách ứng xử qua nghìn năm lịch sử của người Thủ đô. Đó là niềm tự hào của Hà Nội, đồng thời là đại diện tiêu biểu cho đất nước, con người và văn hoá Việt Nam. Vì thế, những nét thanh lịch này cần được thể hiện trong mọi hình thức của sinh hoạt văn hóa để lan tỏa giá trị của văn hóa thanh lịch qua các phương tiện truyền thông. Làm được điều đó, văn hóa thanh lịch sẽ trở thành hành trang cho người Hà Nội, có thêm sự tự tin văn hóa để hội nhập quốc tế.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Động lực phát triển Thủ đô  - ảnh 10

Tại Đại hội lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 -2025), Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra yêu cầu  là Hà Nội cần phải xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, hiện đại, tôn trọng pháp luật, người Hà Nội phải sống thực sự có văn hóa, tiêu biểu cho văn hóa dân tộc. Và trong rất nhiều cuộc làm việc, kiểm tra, tiếp xúc cử tri sau này của Tổng Bí thư hay Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, tinh thần ấy đều được toát lên trong các chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu Hà Nội cần phải vươn tới.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Động lực phát triển Thủ đô  - ảnh 11
Hà Nội xác định xây dựng con người Hà Nội thanh lịch văn minh và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là động lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Thấm nhuần lời dạy đó, Đảng bộ và chính quyền thành phố Hà Nội luôn quan tâm tới việc xây dựng con người Hà Nội thanh lịch văn minh và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là động lực để phát triển kinh tế xã hội. Điều này đã được cụ thể hóa trong nhiều phong trào được đề ra, như xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”...; xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh.

Thông qua triển khai các giải pháp, bước đầu ghi nhận những kết quả khả quan với nhiều mô hình, sáng kiến hay. Vì vậy, việc ban hành và triển khai các Kế hoạch đẩy mạnh phát triển văn hóa, xây dựng con người Hà Nội văn minh, thanh lịch trên địa bàn thành phố đã được đẩy mạnh, góp phần từng bước đi vào cuộc sống thiết thực trong việc xây dựng nếp sống văn hóa con người Hà Nội.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Động lực phát triển Thủ đô  - ảnh 12
Mô hình "Chợ thanh toán không dùng tiền mặt" được triển khai tại chợ Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm 

Trong nhiều nhiệm kỳ, Thành phố đều ban hành Chương trình lớn riêng về phát triển văn hóa, con người Thủ đô. Trong nhiệm kỳ này, Hà Nội xác định trọng tâm là Chương trình số 06-CTr/TU về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025", Chương trình xác định rõ: phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, trong đó, nhiệm vụ xây dựng hệ giá trị gia đình và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh được coi là một trong những giá trị cốt lõi của phát triển văn hóa Thủ đô thời kỳ mới.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Động lực phát triển Thủ đô  - ảnh 13

 

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lần đầu tiên sẽ trao giải Sách được bạn đọc yêu thích

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lần đầu tiên sẽ trao giải Sách được bạn đọc yêu thích

(PNTĐ) - Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII sắp diễn ra với những điểm mới mẻ và đáng chờ đợi. Sau 6 lần tổ chức, giải thưởng đã và đang lan tỏa giá trị tri thức, văn hoá trong đời sống xã hội, đồng thời nâng tầm cho mỗi cuốn sách cũng như góp sức phát triển văn hóa đọc.
Bóng hình Hà Nội qua dòng chảy văn chương đương đại

Bóng hình Hà Nội qua dòng chảy văn chương đương đại

(PNTĐ) - Nhà văn Đỗ Phấn, nhà nghiên cứu văn học Phạm Xuân Thạch, nhà văn Nguyễn Việt Hà và nhà văn - KTS Nguyễn Trương Quý đã cùng nhau ôn lại về những đổi thay của Hà Nội, và những trăn trở trước hình ảnh của Hà Nội trong dòng chảy của văn chương đương đại tại tọa đàm “Của phố và người - Bóng hình Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại” tổ chức ngày 14/11.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung kiến giải xây dựng thương hiệu và bản sắc địa phương qua tập sách mới

Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung kiến giải xây dựng thương hiệu và bản sắc địa phương qua tập sách mới

(PNTĐ) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách đem đến những kiến giải nâng cao giá trị bản sắc văn hóa, lịch sử, tạo ra những hiệu ứng tốt về hiệu quả đầu tư và thị trường từ bên ngoài, kích thích nội lực bên trong, đem lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế lâu dài và bền vững cho mỗi địa phương.
Lịch sử hào hùng của dân tộc được khơi dậy trên sân khấu “Cùng nhau giữ nước”

Lịch sử hào hùng của dân tộc được khơi dậy trên sân khấu “Cùng nhau giữ nước”

(PNTĐ) - Tối 18/11, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (TCCT QĐND) Việt Nam, UBND TP Hà Nội… đã tổ chức thành công Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”, để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Chương trình khơi dậy lịch sử hào hùng của dân tộc, gây xúc động với công chúng theo dõi trực tiếp cũng như qua truyền hình.
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024: Khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024: Khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”

(PNTĐ) - Tối 17/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Tạp chí Kiến trúc, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đã bế mạc Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Sau 9 ngày tổ chức (từ 9 - 17/11), Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” đã thu hút đông đảo người dân và du khách tham dự với khoảng 300.000 lượt người. Đây là số lượng người tham dự nhiều nhất từ trước đến nay đối với một lễ hội sáng tạo tại Hà Nội.