Trao tặng bể nước “Quân dân” cho người dân vùng biên giới đặc biệt khó khăn

HIỀN PHƯỚC
Chia sẻ

(PNTĐ) -Công trình bể nước “Quân Dân” tổng trị giá 160 triệu đồng do Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ kinh phí và Đồn Biên phòng Nhôn Mai hỗ trợ ngày công xây dựng tại bản Na Lợt (Tương Dương, Nghệ An) đã chính thức được đưa vào sử dụng, đưa nguồn nước sạch tới 61 gia đình với khoảng 250 nhân khẩu đang sinh sống tại bản.

Xã Nhôn Mai là xã biên giới xa xôi, địa hình hiểm trở bậc nhất của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An; cách trung tâm huyện Tương Dương hơn 130km. Thông qua Đồn Biên phòng Nhôn Mai (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An), Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội được biết, bản Na Lợt, xã Nhôn Mai, là địa bàn còn nhiều khó khăn, dân số là người dân tộc Khơ Mú.

Tại bản, tình trạng thiếu nước sạch, nước sinh hoạt thường xuyên diễn ra, đặc biệt là vào mùa khô, muốn có nước sử dụng, người dân phải đi hàng chục cây số lấy nước và tình trạng này đã diễn ra trong nhiều năm.

Trao tặng bể nước “Quân dân” cho người dân vùng biên giới đặc biệt khó khăn - ảnh 1

Đại diện Đồn Biên phòng Nhôn Mai và chính quyền địa phương cùng Đoàn công tác Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cắt băng khánh thành bể nước “Quân Dân”.

Đặc biệt vào mùa lũ, Na Lợt là một trong những bản bị cô lập nên khó khăn chồng chất khó khăn đối với nhu cầu về nguồn nước. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, Bệnh viện đã phối hợp cùng Đồn Biên phòng Nhôn Mai và chính quyền địa phương khởi công xây dựng công trình Bể nước “Quân Dân” vào ngày 29/6/2023.

Với địa thế ở vùng núi cao, hiểm trở nên công tác vận chuyển nguyên vật liệu lên bản Na Lợt rất vất vả, thêm đó thời tiết mùa hè nắng nóng cũng khiến cho việc xây dựng gặp nhiều khó khăn, nhưng bằng sự chung sức, đồng lòng của các chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhôn Mai và người dân nơi đây, công trình đã hoàn thành đúng tiến độ.

Ngày 06/08/2023, Đồn Biên phòng Nhôn Mai (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) cùng Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã tổ chức khánh thành và bàn giao công trình “Nước sạch vùng biên - Bể nước “Quân Dân”” cho nhân dân bản Na Lợt (xã Nhôn Mai). Tham dự buổi lễ có các đồng chí lãnh đạo huyện Tương Dương, lãnh đạo Đồn Biên phòng Nhôn Mai, lãnh đạo xã Nhôn Mai, đoàn công tác của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cùng nhân dân toàn bản Na Lợt.

Trao tặng bể nước “Quân dân” cho người dân vùng biên giới đặc biệt khó khăn - ảnh 2

Bàn giao công trình

Theo đó, Công trình bể nước “Quân Dân” gồm bể chứa nước 30mᶾ và 22 bình đựng nước loại 1.000 lít với tổng trị giá 160 triệu đồng do Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ kinh phí và Đồn Biên phòng Nhôn Mai hỗ trợ ngày công xây dựng tại bản Na Lợt đã chính thức được đưa vào sử dụng, đưa nguồn nước sạch tới 61 gia đình với khoảng 250 nhân khẩu đang sinh sống tại bản.

Bể nước đã kịp thời giải quyết được vấn đề nguồn nước sinh hoạt cho người dân, góp phần phục vụ nước sạch cho đồng bào.

Tại buổi lễ, Ban quản lý bản Na Lợt đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, Đồn Biên phòng Nhôn Mai. Việc xây dựng bể nước “Quân Dân” tại bản Na Lợt, xã Nhôn Mai đã đồng thời giúp nâng cao đời sống, phát triển kinh tế cho nhân dân trên địa bàn.

Trao tặng bể nước “Quân dân” cho người dân vùng biên giới đặc biệt khó khăn - ảnh 3

Công trình bể nước “Quân Dân” gồm bể chứa nước 30mᶾ và 22 bình đựng nước loại 1.000 lít với tổng trị giá 160 triệu đồng do Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ kinh phí và Đồn Biên phòng Nhôn Mai hỗ trợ ngày công xây dựng tại bản Na Lợt

Qua đó, củng cố mối đoàn kết Quân - Dân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ chủ quyền đất nước vững mạnh.

Công trình “Nước sạch vùng biên - Bể nước “Quân dân” tại bản Na Lợt, xã Nhôn Mai, là một trong rất nhiều công trình, hoạt động thiện nguyện hướng tới đồng bào các dân tộc sinh sống tại một số tỉnh miền núi khó khăn trên cả nước bên cạnh các chương trình hỗ trợ cộng đồng hiếm muộn, gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã triển khai từ khi thành lập đến nay.

Trao tặng bể nước “Quân dân” cho người dân vùng biên giới đặc biệt khó khăn - ảnh 4

Người dân bản Na Lợt vui mừng khi được sử dụng nước sạch từ bể nước “Quân Dân”, toàn bản không còn những ngày phải đi xa hàng chục km để lấy nước

Bên cạnh hoạt động chuyên môn, các hoạt động hỗ trợ cộng đồng cũng luôn được Bệnh viện quan tâm và chú trọng triển khai nhằm chung tay cùng cả nước nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề vô sinh hiếm muộn cũng như góp phần giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

“Lá chắn thép” nơi biên giới Tây Bắc của Tổ quốc

“Lá chắn thép” nơi biên giới Tây Bắc của Tổ quốc

(PNTĐ) - Cách đây 70 năm, trên mảnh đất Điện Biên lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, những người lính bộ đội cụ Hồ và nhân dân đã anh dũng, ngoan cường làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Tiếp bước cha anh, ngày nay, thế hệ những người lính biên phòng Điện Biên vẫn là những “lá chắn thép” vững vàng, hiên ngang giữa núi rừng Tây Bắc, ngày đêm chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc. Các chiến sĩ bộ đội biên phòng cùng bà con Điện Biên đang chung tay viết tiếp khát vọng non sông.
Dốc toàn lực để về đích trước thời hạn

Dốc toàn lực để về đích trước thời hạn

(PNTĐ) - Sau hơn 8 tháng triển khai, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp, sự đồng lòng của nhân dân, tinh thần “vượt nắng thắng mưa” của đội ngũ thi công không có ngày nghỉ, những hạng mục của dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang dần hình thành, đem tới sự kỳ vọng phát triển vượt bậc của TP Hà Nội và các vùng phụ cận trong tương lai.
Dịch vụ hẹn hò giấu mặt và những chuyện dở khóc, dở cười

Dịch vụ hẹn hò giấu mặt và những chuyện dở khóc, dở cười

(PNTĐ) - Hai người khác giới chưa từng gặp mặt bao giờ được sắp xếp ngồi trong không gian riêng tư tìm hiểu nhau với đôi mắt che kín. Trào lưu này khá phổ biến với giới trẻ Nhật Bản, Hàn Quốc và đang nở rộ ở Hà Nội, nhưng không phải ai cũng tìm được “nửa kia” của mình khi tham gia chương trình này.
Đổi thay trên quê hương xã đảo duy nhất của Thủ đô

Đổi thay trên quê hương xã đảo duy nhất của Thủ đô

(PNTĐ) - Với đặc thù địa giới hành chính bao bọc bởi các dòng nước, xã Minh Châu, huyện Ba Vì là xã đảo duy nhất của Thủ đô, nằm lọt thỏm giữa sông. Người dân nơi đây từng không bắt kịp với sự phát triển như vũ bão của Thủ đô. Nhưng nhờ sự quan tâm của chính quyền các cấp, người dân đã biết đầu tư vào nông nghiệp có giá trị cao, hướng tới phát triển du lịch sinh thái, mang lại những đổi thay tích cực trên quê hương.
Những phụ nữ “không hoa không quà” trong ngày 8/3

Những phụ nữ “không hoa không quà” trong ngày 8/3

(PNTĐ) - Hình ảnh người phụ nữ với gánh hoa rong đã trở thành nét đẹp duyên dáng, quen thuộc của mảnh đất Thủ đô nghìn năm văn hiến. Họ lặng lẽ mang tình yêu đến cho bao người trong ngày lễ Quốc tế phụ nữ (8/3) mà bản thân có khi chẳng nhận được bất cứ món quà nào. Với những người phụ nữ ấy, niềm vui là kiếm thêm được thu nhập và nụ cười hạnh phúc của khách hàng.