Bắc Từ Liêm, Hà Nội: Thu giữ 71.000 chiếc khẩu trang không rõ nguồn gốc

Chia sẻ

Hơn 71.000 chiếc khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc đã được công an quận Bắc Từ Liêm phát hiện và thu giữ.

Sáng ngày 26/5, lãnh đạo Đội Cảnh sát giao thông trật tự Công an quận Bắc Từ Liêm xác nhận, qua công tác trinh sát địa bàn, Đội Cảnh sát kinh tế phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông trật tự Công an quận Bắc Từ Liêm kiểm tra 1 xe ô tô phát hiện lượng lớn khẩu trang y tế không có nguồn gốc xuất xứ.

Số khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ bị công an quận Bắc Từ Liêm thu giữSố khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ bị công an quận Bắc Từ Liêm thu giữ.

Cụ thể, khoảng 16h ngày 24/5, tại địa bàn phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, tổ công tác phát hiện xe ô tô có nhiều biểu hiện nghi vấn nên đã tiến hành kiểm tra và phát hiện trên xe chở lượng lớn khẩu trang y tế.

Qua làm việc, lái xe khai nhận được một đối tượng người Trung Quốc thuê để vận chuyển số khẩu trang từ khu đô thị An Khánh, huyện Hoài Đức về quận Bắc Từ Liêm để tiêu thụ.

Từ thông tin này, Đội Cảnh sát kinh tế đã tổ chức xác minh, xác định chủ lô hàng khẩu trang là Lin Xue Mei, sinh năm 1989, đang tạm trú tại chung cư Vinsmart City, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội và tiến hành mời đối tượng về trụ sở cơ quan Công an để làm việc.

Tại cơ quan Công an, đối tượng Lin Xue Mei khai nhận toàn bộ số khẩu trang trên được mua của một người trên mạng Internet, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, trị giá khoảng 40 triệu đồng. Nếu bán trót lọt số khẩu trang ra ngoài thị trường, có thể thu lời được gần 100 triệu đồng.

Hiện Đội Cảnh sát kinh tế, Công an quận Bắc Từ Liêm đã thu giữ toàn bộ số khẩu trang (khoảng 71.100 chiếc) không rõ nguồn gốc, tiến hành điều tra, xử lý đối tượng theo quy định pháp luật.

TÚ AN

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo “cập nhật thông tin BHXH” để chiếm đoạt tài sản

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo “cập nhật thông tin BHXH” để chiếm đoạt tài sản

(PNTĐ) - BHXH Việt Nam liên tục nhận được phản ánh về việc các đối tượng lừa đảo mạo danh cán bộ BHXH thực hiện các hành vi như: Gọi điện thoại, nhắn tin, hoặc gửi các đường link không rõ nguồn gốc. Các đối tượng này yêu cầu người dân và các đơn vị sử dụng lao động cập nhật thông tin với lý do: “Từ ngày 1/7/2025, cơ quan BHXH thay đổi hệ thống giao dịch điện tử, nếu không cập nhật sẽ bị gián đoạn giao dịch, không nhận được lương hưu và thẻ bảo hiểm y tế”... Đây là thủ đoạn lừa đảo.