Kỷ luật Đại úy Công an đứng nhìn tài xế vật lộn tên cướp có đúng?

Chia sẻ

Việc công an mặc kệ tài xế taxi vật lộn với tiên cướp đang bị truy nã về tội giết người xảy ra tại đường Cienco5, huyện Thanh Oai (Hà Nội), Công an huyện Thanh Oai đã kỷ luật cảnh cáo đại úy Nguyễn Thanh Lâm, Công an xã Cự Khê.

Theo clip đăng tải trên mạng xã hội ngày 17/5, đại uý Nguyễn Thanh Lâm là người có mặt ở hiện trường từ rất sớm. Tuy nhiên, thay vì hỗ trợ tài xế taxi trấn áp tên cướp nguy hiểm thì đại úy Lâm lại chỉ đứng gọi điện thoại, mặc kệ tài xế taxi đã bị tên cướp đâm vào ngực, cơ thể bê bết máu 1 mình vật lộn với kẻ giết người.Hình ảnh nam thanh niên được cho là công an không hỗ trợ người tài xế taxi bắt cướp trong clip được đăng tải trên mạng xã hộiHình ảnh nam thanh niên được cho là công an không hỗ trợ người tài xế taxi bắt cướp trong clip được đăng tải trên mạng xã hội (Ảnh: internet)

Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Anh, Đoàn luật sư TP Hà Nội) phân tích, sự việc Đại úy Nguyễn Thanh Lâm, Công an xã Cự Khê có mặt ở hiện trường nhưng không hỗ trợ tài xế taxi trấn áp tên cướp nguy hiểm mà chỉ đứng gọi điện thoại đã gây phản ứng trong dư luận xã hội. Với nghiệp vụ được đào tạo cơ bản, Đại úy Lâm hoàn toàn có thể ngay lập tức xông vào hỗ trợ tài xế taxi khống chế đối tượng. Tuy nhiên, Đại úy này đã xử lý tình huống thiếu chuyên nghiệp không vào khống chế mà đứng gọi điện thoại cho đơn vị cử người ra tiếp nhận. Mặc dù lái xe taxi bị đối tượng đâm trọng thương vẫn cố gắng cùng một người thanh niên khác đi đường khống chế đến khi lực lượng Công an xuất hiện bắt giữ đưa về trụ sở.

Xem xét sự việc, lãnh đạo Công an Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Thanh Oai ra quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với đại úy Nguyễn Văn Lâm - cán bộ Công an xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, Hà Nội) là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trước một số ý kiến cho rằng hành vi của đại uý Lâm là có dấu hiệu phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 132 Bộ luật hình sự. Luật sư Thơm cho rằng, tội "Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng" là loại tội phạm có cấu thành vật chất. Nghĩa là buộc phải có hậu quả chết người xảy ra. Đây là hành vi của người mà khi biết được người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm có thể bị chết mặc dù có điều kiện cứu giúp nhưng đã bỏ mặc tình trạng đó làm cho nạn nhân bị chết.

Không cứu giúp là trường hợp người phạm tội thấy người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, có điều kiện cứu giúp nhưng đã bỏ mặc dẫn tới nạn nhân bị chết như người lái thuyền, đò thấy người sắp chết đuối kêu cứu nhưng bỏ mặc không cứu…. Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm.

"Xét hành vi của đại úy Nguyễn Văn Lâm là người có chuyên môn, nghiệp vụ và có trách nhiệm trong việc đấu tranh chống tội phạm đã không hỗ trợ cùng nạn nhân đang bị trọng thương cùng khống chế đối tượng phạm tội quả tang là hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác. Do lái xe taxi không bị tử vong nên hành vi của đại úy Nguyễn Văn Lâm không cấu thành tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo Điều 132 Bộ luật hình sự là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật" - luật sư Thơm phân tích.

TÚ AN

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo “cập nhật thông tin BHXH” để chiếm đoạt tài sản

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo “cập nhật thông tin BHXH” để chiếm đoạt tài sản

(PNTĐ) - BHXH Việt Nam liên tục nhận được phản ánh về việc các đối tượng lừa đảo mạo danh cán bộ BHXH thực hiện các hành vi như: Gọi điện thoại, nhắn tin, hoặc gửi các đường link không rõ nguồn gốc. Các đối tượng này yêu cầu người dân và các đơn vị sử dụng lao động cập nhật thông tin với lý do: “Từ ngày 1/7/2025, cơ quan BHXH thay đổi hệ thống giao dịch điện tử, nếu không cập nhật sẽ bị gián đoạn giao dịch, không nhận được lương hưu và thẻ bảo hiểm y tế”... Đây là thủ đoạn lừa đảo.