Triệt phá đường dây làm giả bằng cử nhân và giấy khai sinh qua mạng xã hội

TÚ AN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 14/5, Công an quận Hà Đông (Hà Nội) đã tạm giữ Hà Văn Nghĩa (sinh năm 1983, trú tại huyện Nghi Sơn, Thanh Hoá) và Trần Văn Quán (sinh năm 1993, trú tại huyện Giao Thủy, Nam Định) để làm rõ hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” quy định tại điều 341 Bộ luật hình sự.

Trước đó vào ngày 10/5, qua tuần tra trên địa bàn, công an quận Hà Đông kiểm tra và thu giữ trong người Nghĩa và Quán một bằng Cử nhân đại học Luật mang tên Chu Diệu Huyền. Khai thác nóng, 2 đối tượng khai nhận đó là bằng giả, đang chờ khách đến nhận.

Tại cơ quan các đối tượng khai nhận, khoảng tháng 3/2022, Hà Văn Nghĩa thuê nhà ở tổ 5 phường Mộ Lao (quận Hà Đông, Hà Nội) để làm con dấu và tài liệu giả bán cho các khách qua mạng Internet. Nghĩa liên hệ với Trần Văn Quán, thuê giao “hàng” cho khách.

Tại đây, Nghĩa đã đầu tư các dây chuyền, thiết bị công nghệ như máy in, máy scan, máy photocopy, máy ép plastic, máy cắt laser, thiết bị dập dấu nổi… Cơ quan công an làm rõ, Nghĩa thường liên hệ qua mạng xã hội với một người tên là Q, để làm các giấy tờ giả rồi bán cho Q kiếm lời. Sau khi chuyển “hàng”, các đầu mối sẽ thanh toán qua tài khoản ngân hàng cho Nghĩa.

Triệt phá đường dây làm giả bằng cử nhân và giấy khai sinh qua mạng xã hội - ảnh 1
Các đối tượng Hà Văn Nghĩa và Trần Văn Quán

Ngoài tấm bằng Cử nhân đại học Luật mang tên Chu Diệu Huyền vào cuối tháng 4/2022, chị N (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có nhu cầu làm lại giấy khai sinh cho con, đã lên mạng xã hội và liên hệ với người có tên là Q để làm. Q thông báo giá làm giấy khai sinh là 3 triệu đồng. Chị N đồng ý và chuyển khoản trước cho Q 1 triệu đồng cùng toàn bộ thông tin cá nhân.

Sau đó, Q liên hệ với Nghĩa để làm với giá thỏa thuận 500.000 đồng và chuyển tiếp toàn bộ thông tin của chị N cho Nghĩa qua Zalo. Nghĩa đã trực tiếp chỉnh sửa ảnh, rồi in, tự ký chữ ký rồi dùng dấu giả đóng dấu hoàn thiện giấy khai sinh giả. Xong xuôi, Nghĩa đưa giấy tờ giả này cho Quán để mang giao cho Q.

Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.


Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo “cập nhật thông tin BHXH” để chiếm đoạt tài sản

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo “cập nhật thông tin BHXH” để chiếm đoạt tài sản

(PNTĐ) - BHXH Việt Nam liên tục nhận được phản ánh về việc các đối tượng lừa đảo mạo danh cán bộ BHXH thực hiện các hành vi như: Gọi điện thoại, nhắn tin, hoặc gửi các đường link không rõ nguồn gốc. Các đối tượng này yêu cầu người dân và các đơn vị sử dụng lao động cập nhật thông tin với lý do: “Từ ngày 1/7/2025, cơ quan BHXH thay đổi hệ thống giao dịch điện tử, nếu không cập nhật sẽ bị gián đoạn giao dịch, không nhận được lương hưu và thẻ bảo hiểm y tế”... Đây là thủ đoạn lừa đảo.