Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị hủy bản án ly hôn vợ chồng Trung Nguyên

Chia sẻ

Ngày 13/1, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định kiến nghị Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xem xét lại Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đối với vụ án ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Theo đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy bản án hôn nhân gia đình phúc thẩm số 39/2019/HNGĐ-PT ngày 5/12/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP Hồ Chí Minh và Bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 291/2019/HNGĐ-ST ngày 27/3/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phần hôn nhân và chia tài sản, giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm theo đúng quy định của pháp luật.Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp ThảoÔng Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo (Ảnh: Int)

Theo bản kháng nghị của Viện KKND tối cao,bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ là vợ chồng từ năm 1998, có đăng ký kết hôn. Vợ chồng sống chung hạnh phúc nhưng sau đó phát sinh mâu thuẫn nên bà Thảo có đơn xin ly hôn. Trong quá trình giải quyết vụ án,tòa án hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã có nhiều sai sót.

Trong các bản án này, việc thẩm định giá tài sản chung, chia tài sản chung của vợ chồng ông Vũ, bà Thảo còn nhiều vấn đề ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự trong vụ án.

Nội dung kháng nghị nhấn mạnh: trong phần nhận định trong bản án, Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng ông Vũ có đơn phản tố yêu cầu chia tài sản chung là bất động sản, tài sản gửi tại Ngân hàng, cổ phần trong các doanh nghiệp ngoài Trung Nguyên mà bà Thảo đang đứng tên. Sau đó, ông Vũ có đơn xin yêu cầu rút một phần phản tố, Tòa án cấp sơ thẩm không ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với các phần phản tố là có thiếu sót. Mặc dù thiếu sót này có thể giải quyết ở phiên phúc thẩm, song tòa cấp phúc thẩm không quyết định đình chỉ đối với các yêu cầu phản tố của ông Vũ đã rút là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Bên cạnh đó, các chứng thư và báo cáo kết quả thẩm định giá của các công ty liên quan trong vụ án đều có hiệu lực trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ký phát hành, đến ngày xét xử sơ thẩm (20/02/2019), các chứng thư và báo cáo kết quả thẩm định giá nêu trên đều hết hiệu lực. Mặt khác, tòa án hai cấp đã không làm rõ nguộn gốc hình thành số tiền, quá trình quản lý, sử dụng… của các tài khoản ngân hàng mà xác định số tiền này là của vợ chồng và chia cho bà Thảo là không đúng, làm thiệt hại đến quyền lợi của bà Thảo.

Ngoài ra, các chứng thư và báo cáo kết quả thẩm định giá của các doanh nghiệp này đều căn cứ vào Thông tư 122/2017/TT-BTC, nhưng khi tiến hành thẩm định thì Báo cáo tài chính các năm 2015, 2016, 2017 của Công ty Cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên chưa được kiểm toán; Báo cáo tài chính của Chi nhánh Công ty Cổ phân cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bắc Giang các năm 2015, 2016, 2017 chưa được kiểm toán; Báo cáo tài chính riêng của Công ty Cổ phần đầu tư Trung Nguyên các năm 2014, 2015, 2016, 2017 chưa được kiểm toán; Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Đặng Lê các năm 2014, 2015, 2016 chưa được kiểm toán; Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Vũ Nguyên Đắk Nông các năm 2014, 2015, 2016, 2017 chưa được kiểm toán.

Tại bản kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định vô hình kèm theo Chứng thư và báo cáo kết quả thẩm định giá của các công ty nêu trên, Công ty TNHH thẩm định giá Sài Gòn chưa thẩm định giá trị quyền sở hữu trí tuệ (giá trị thương hiệu) của các công ty là thiếu sót. Tuy vậy, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm vẫn sử dụng kết quả thẩm định giá trên để làm cơ sở chia tài sản chung của bà Thảo và ông Vũ là không đúng.

Tòa án cấp phúc thẩm không định giá lại mà sử dụng kết quả thẩm định giá tại cấp sơ thẩm để giải quyết vụ án. Quyết định giám đốc thẩm cho rằng tại bản ý kiến của bà Thảo ngày 21/02/2019 và trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự không yêu cầu định giá lại nên Tòa án cấp phúc thấm không định giá lại là không đúng với nội dung kháng cáo phúc thẩm và ý kiến của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bà Thảo tại phiên tòa phúc thẩm.

Về việc chia tài sản chung của vợ chồng, bả Thảo là doanh nhân, quá trình giải quyết vụ án bà Thảo luôn có yêu cầu được chia (nhận) tài sản bằng hiện vật đối với cổ phần và phần vốn góp tại các công ty để tiếp tục thực hiện việc kinh doanh. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét đánh giá toàn diện về số cổ phần, phần vốn góp và nhu cầu sử dụng của đương sự mà chia toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho ông Vũ, giao cho bà Thảo giá trị số cổ phần, phần vốn góp trong các công ty bằng tiền là vi phạm quyền được kinh doanh của bà Thảo theo quy định của pháp luật.

Trong Quyết định kiến nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao cũng nêu rõ, ''bà Thảo đã nhiều năm tham gia điều hành hoạt động của Tập đoàn Trung Nguyên, nhất là thời gian ông Vũ không trực tiếp điều hành hoạt động của Tập đoàn. Tòa án hai cấp xem xét việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung của vợ chồng là cổ phần trong tập đoàn Trung Nguyên chia cho bà Thảo ít hơn ông Vũ 20% giá trị tài sản tại ngân hàng, cổ phần, phần vốn góp trong Tập đoàn Trung Nguyên là không đảm bảo quyền lợi của bà Thảo''.

Tòa án các cấp xác định ông Vũ đóng góp công sức nhiều hơn và chia cho ông Vũ được hưởng 60%, bà Thảo được hưởng 40% giá trị cổ phần và phần vốn góp trong các công ty, tài sản tại các ngân hàng là chưa phù hợp không đảm bảo quyền lợi cho bà Thảo.

 TÚ AN

Tin cùng chuyên mục

Xét xử cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng: Nhận tội nhưng không nhận lừa tiền

Bị cáo Đỗ Hữu Ca nhận tội nhưng không nhận lừa tiền

Bị cáo Đỗ Hữu Ca – cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng bị xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước toà, bị cáo thừa nhận cáo trạng mô tả hành vi phạm tội của mình là đúng, phù hợp với kết luận điều tra nhưng khi nói lời sau cùng lại khẳng định không lừa tiền vợ chồng Đước.