Những nữ sinh viên thực hiện công việc châm cứu cho các “bệnh nhân” đặc biệt

HÀ LAN - DOÃN HƯNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Phòng Châm cứu thú y cộng đồng (huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội) thuộc Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là địa chỉ quen thuộc của sinh viên đến học tập, thực hành công việc điều trị, chăm sóc cho những chú chó, mèo bị liệt, mất khả năng vận động.

Những nữ sinh viên thực hiện công việc châm cứu cho các “bệnh nhân” đặc biệt - ảnh 1
Nằm sâu trong Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng (Gia Lâm, Hà Nội) có một phòng châm cứu nhỏ được PGS. TS Phạm Thị Xuân Vân (88 tuổi) dành nhiều tâm huyết hướng dẫn các sinh viên Khoa Thú y của Học viện Nông nghiệp Việt Nam những kỹ năng, phương pháp điều trị bằng châm cứu cho những chú thú cưng bị liệt hay mất khả năng vận động...
Những nữ sinh viên thực hiện công việc châm cứu cho các “bệnh nhân” đặc biệt - ảnh 2
Các bạn sinh viên làm việc tại đây đa phần là nữ và họ đều có chung niềm đam mê với nghề và tình yêu thương động vật. 
Những nữ sinh viên thực hiện công việc châm cứu cho các “bệnh nhân” đặc biệt - ảnh 3
Phòng Châm cứu tuy nhỏ nhưng phía sau cánh cửa kia luôn ngập tràn nhiệt huyết lớn dành cho công việc mang lại sự sống cho hàng nghìn chú chó, mèo trong suốt 10 năm qua.   

 

Những nữ sinh viên thực hiện công việc châm cứu cho các “bệnh nhân” đặc biệt - ảnh 4
Các bạn sinh viên năm thứ 4, năm thứ 5, thậm chí ngay từ năm nhất đã đến phòng khám để thực hành, điều trị cho những "bệnh nhân" ở đây.
Những nữ sinh viên thực hiện công việc châm cứu cho các “bệnh nhân” đặc biệt - ảnh 5
Bạn sinh viên đang buộc cố định chân của chú chó bị thương bằng vải mềm để thuận tiện cho việc điều trị, châm cứu.
Những nữ sinh viên thực hiện công việc châm cứu cho các “bệnh nhân” đặc biệt - ảnh 6
Công việc của các bạn trẻ bắt đầu từ 7h sáng. Mỗi em sinh viên được giao phụ trách chăm sóc 3-4 chú chó, mèo; hàng ngày các em làm nhiệm vụ tắm sạch sẽ, cho chúng ăn uống, điều trị xoa bóp, châm cứu, quan sát mọi chuyển biến bệnh tình của vật nuôi để kịp thời điều trị. Công việc này đòi hỏi người làm phải có sự kiên nhẫn, khéo léo, vun đắp tình cảm với động vật trong một quá trình dài. 
Những nữ sinh viên thực hiện công việc châm cứu cho các “bệnh nhân” đặc biệt - ảnh 7
Điều đặc biệt là Phòng châm cứu hoàn toàn miễn phí công khám, điều trị cho thú cưng, người chủ chỉ cần đóng góp tiền thức ăn cho chúng trong thời gian điều trị ở phòng khám.
Những nữ sinh viên thực hiện công việc châm cứu cho các “bệnh nhân” đặc biệt - ảnh 8
Bạn Trần Thị Nguyên (SV năm thứ 4, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đang chuẩn bị dụng cụ để châm cứu cho chú chó bị liệt chân. Nguyên chia sẻ, em đã đến đây học hỏi, thực hành từ năm 2, bản thân rất yêu thích công việc này và muốn chữa trị cho nhiều chú chó, mèo hơn nữa. 
Những nữ sinh viên thực hiện công việc châm cứu cho các “bệnh nhân” đặc biệt - ảnh 9
Sinh viên Ngô Thúy Hồng Ly (SV năm thứ 5, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam) tâm sự, phòng khám như gia đình thứ hai của em bởi mọi người luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau và cùng góp sức chữa trị cho những thú cưng kém may mắn bị thương. Mỗi khi hoàn thành quá trình điều trị, những chú chó, mèo ấy đi lại, chạy nhảy được bình thường em cảm thấy rất vui và hạnh phúc với công việc mình đang làm.
Những nữ sinh viên thực hiện công việc châm cứu cho các “bệnh nhân” đặc biệt - ảnh 10
Những nữ sinh viên thực hiện công việc châm cứu cho các “bệnh nhân” đặc biệt - ảnh 11
Những nữ sinh viên thực hiện công việc châm cứu cho các “bệnh nhân” đặc biệt - ảnh 12
Bà giáo Phạm Thị Xuân Vân vẫn hàng ngày đến phòng khám chỉ dạy, tận tình hướng dẫn giúp sinh viên tiến bộ, chắc tay nghề.
Những nữ sinh viên thực hiện công việc châm cứu cho các “bệnh nhân” đặc biệt - ảnh 13
Sau 10 năm hoạt động, phòng khám đã được nhiều người biết đến với những bàn tay khéo léo, những tấm lòng nhân ái của bà Vân và nhiều sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Họ đã cùng nhau xây dựng một phòng khám đầy ắp tình yêu thương và chia sẻ. Đặc biệt, nơi đây không chỉ đem lại cuộc sống mới cho hàng nghìn vật nuôi mà còn là cái nôi đào tạo, truyền lửa yêu nghề cho thế hệ trẻ.

Ý kiến bạn đọc