Đề Văn trái khoáy

Chia sẻ

PNTĐ-Bắt trẻ nhìn vào một bức tranh khô cứng, tưởng tượng ra một người bạn không có thật sẽ khó khiến trẻ có được những bài văn với những xúc cảm chân thật...

 
Tối đó, con trai tôi đánh vật với bài tập làm văn cô giáo ra về nhà: “Tả lại cảnh đẹp ở Phan Thiết”. Thì ra, trong SGK tiếng Việt lớp 3 của con có in một bức ảnh chụp bãi biển ở Phan Thiết và nhiệm vụ của con là nhìn vào bức ảnh đó để tả cảnh.
 
Trong vở hướng dẫn học của con, cô giáo cũng đã gợi ý sẵn một số chi tiết để học sinh chú ý như: mặt biển xanh trong, cồn cát trắng, đường chân trời thẳng như kẻ chỉ. Vừa ngồi tả cảnh, con tôi vừa liên tục hỏi mẹ: “Phan Thiết là ở đâu, cồn cát là gì, đường chân trời thẳng như kẻ chỉ là thế nào”. Cuối cùng, con tôi cũng hoàn thành bài văn dài 6 dòng dưới sự giúp đỡ tích cực của mẹ. Nhưng, bài văn đó không để lại nhiều ấn tượng với con vì  tất cả cảm xúc của con chỉ là… tưởng tượng và cố nặn ra sau khi nhìn vào bức ảnh vô hồn in trong sách.
 
Lần khác, con tôi lại phải viết một bức thư theo yêu cầu trong SGK, gửi cho một người bạn ở miền Trung, miền Nam hoặc miền Bắc mà con đã quen để hỏi về tình hình học tập của bạn. Con tôi và nhiều cháu học sinh trong lớp mới 8 tuổi, chưa có cơ hội giao lưu, đi các nơi, sao có thể kết bạn tận miền Nam, miền Trung để rồi giờ đây viết thư hỏi thăm bạn. Thế là, một lần nữa, con lại phải tưởng tượng ra một người bạn không có thật ở tận TP HCM.
 
Tôi tự hỏi, tại sao chúng ta cứ phải “làm khó” học sinh tiểu học bằng như đề văn trái khoáy như vậy. Thay vì Phan Thiết, tại sao chúng ta không để các con tả một cảnh ở xung quanh mình mà các con đã rất quen thuộc. Đó có thể chỉ là một ô cửa sổ nơi kê bàn học của con, là góc sân trường, là gian bếp ấm trong nhà, là góc sân, hay con đường con đến trường. Tương tự như vậy, tại sao cứ phải viết thư cho bạn ở miền Nam, miền Trung. Con có thể viết cho một bạn nào đó ở gần nhà, viết cho người mà con ấn tượng nay đang ở xa con… Bắt trẻ nhìn vào một bức tranh khô cứng, tưởng tượng ra một người bạn không có thật sẽ khó khiến trẻ có được những bài văn với những xúc cảm chân thật.
 
Ngọc Linh

Tin cùng chuyên mục

Người viết trẻ chia sẻ đam mê dã sử qua sự kiện ra mắt sách “Trăng tan đáy nước”

Người viết trẻ chia sẻ đam mê dã sử qua sự kiện ra mắt sách “Trăng tan đáy nước”

(PNTĐ) - Hiện nay dã sử là một đề tài được nhiều tác giả lựa chọn, đa phần vì các câu chuyện lịch sử thường gây nhiều cảm hứng. Đặc biệt lịch sử Việt Nam ghi nhận rất nhiều đề tài về các nhân vật nữ anh hùng, thường gây được sự đồng cảm ở đông đảo độc giả thuộc phái nữ. “Trăng tan đáy nước” là một ví dụ.
Giúp trẻ em sáng tạo và phát triển IQ với bộ sách “Bóc dán khổng lồ” ​

Giúp trẻ em sáng tạo và phát triển IQ với bộ sách “Bóc dán khổng lồ” ​

(PNTĐ) - Bộ sách "Bóc dán khổng lồ" đa ngôn ngữ Việt - Anh - Pháp gồm 4 tập cùng hơn 40 miếng dán khổng lồ với các chủ đề: Bầu trời và vũ trụ, Bảng chữ cái vui nhộn, Động vật ngộ nghĩnh và Khu vườn trên mây... sẽ góp phần giúp trẻ em từ 2-6 tuổi nâng cao khả năng sáng tạo và phát triển IQ, EQ.
Đánh thức “nhà khoa học” trong con cùng bộ sách “Úm ba la, hóa ra thần đồng”

Đánh thức “nhà khoa học” trong con cùng bộ sách “Úm ba la, hóa ra thần đồng”

(PNTĐ) - Những cuốn sách khoa học lý thú sẽ là món quà tuyệt vời để cha mẹ giúp con hiểu về thế giới xung quanh, không bỏ lỡ lứa tuổi vàng về phát triển IQ - EQ. Đây cũng là lý do mà Linh Lan Books phát hành bộ sách “Úm ba la, hóa ra thần đồng” dành cho các bạn nhỏ với hy vọng mỗi cuốn sách sẽ đem lại cho các em hứng thú tìm hiểu về khoa học.