Hai người Việt đăng ký hiến phổi cho BN 91

Chia sẻ

Hai người đăng ký hiến phổi cho BN 91 - phi công người Anh mắc COVID-19 nguy kịch, một người là cựu chiến binh ngoài 70 tuổi và người kia là phụ nữ ngoài 40 tuổi.

Hai người Việt đăng ký hiến phổi cho BN 91 - ảnh 1 (Ảnh: Minh họa)

Sở Y tế TP. HCM cho biết, BN 91 đang được điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM vẫn có tiên lượng xấu. Bệnh nhân không sốt, mạch và huyết áp ổn định, đang tiếp tục dẫn lưu màng phổi, lọc máu, tiếp tục thở máy. Bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO (tim phổi nhân tạo).

Trong cuộc hội chẩn liên viện với sự tham gia của các giáo sư, chuyên gia hàng đầu của ngành y tế và lãnh đạo các BV về BN 91 diễn ra chiều 12/5 tại các điểm cầu, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Tiểu ban Điều trị bệnh nhân COVID-19 cho biết, Bộ Y tế giao cho Trung tâm Ghép tạng quốc gia, BV Việt Đức làm các thủ tục để chuẩn bị ghép tạng cho bệnh nhân.

Trước đó, các chuyên gia đầu ngành của nhiều BV lớn đã hội chẩn liên viện để cân nhắc phương án ghép phổi cho BN 91.

Nhận được thông tin ngành y tế chuẩn bị ghép phổi cho phi công người Anh mắc COVID-19 nguy kịch, mặc dù biết bệnh nhân chưa đủ điều kiện ghép phổi, nhưng một số người cũng liên hệ với Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, bày tỏ mong muốn được hiến tặng một phần lá phổi cho bệnh nhân.

Người phụ nữ ngoài 40 tuổi, khỏe mạnh, có một gia đình hạnh phúc và mong muốn hiến tặng phổi cho BN 91 để “tình thương lan tỏa tình thương” đã gửi tin nhắn tới Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người: “Nếu đăng ký hiến tạng sống, hiến tặng phổi thì sẽ lấy như thế nào ạ? Hay phải chờ bệnh nhân chết não để lấy hết phổi ạ? Nếu cũng như thận, chỉ lấy một phần phổi thì em xin phép đăng ký hiến tặng nhé”.

Theo chị, cuộc sống vô thường. Hơn 40 năm qua chị đã nhận được rất nhiều yêu thương, giúp đỡ và may mắn: “Thôi thì cứ để tình thương lan toả tình thương, mang yêu thương chia sẻ và giúp đỡ lại những người khác. Đảng, Nhà nước và Chính phủ đang làm rất tốt việc phòng chống dịch COVID-19, nước ta chưa có một trường hợp tử vong nào", người phụ nữ ấy chia sẻ.

Người thứ hai đăng ký hiến phổi cho BN 91 là cựu chiến binh ở Đắk Nông. Ông đã hai lần liên lạc tới Trung tâm để sẵn sàng hiến một phần lá phổi của mình, vì tưởng bệnh nhân đã được chuyển tới BV khác để ghép. Ông sẵn sàng hiến tặng phổi dù không có biết có đủ điều kiện, đủ tuổi không.

Qua Hội Chữ thập đỏ, ông tìm được số điện thoại liên hệ với Trung tâm bày tỏ nguyện vọng đó của mình: “Tôi tự hào về nền y tế của Việt Nam. Chính phủ đã rất nỗ lực trong thời gian qua, trên tinh thần làm tất cả vì bệnh nhân, để không ai bị bỏ lại phía sau”, cựu chiến binh đã ngoài 70 tuổi chia sẻ.

Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về hiến ghép mô và bộ phận cơ thể người cho Báo SK&ĐS biết, những chia sẻ thiện tâm, những nghĩa cử ấy thực sự là nguồn động viên, khích lệ ngành y tế rất nhiều trong việc cứu chữa những bệnh nhân hiểm nghèo, bất kể người ấy là ai.

Theo ông Hoàng Phúc, vấn đề có ghép phổi cho bệnh nhân hay không, ghép như thế nào… là do hội đồng chuyên môn đánh giá. Tuy nhiên, ưu tiên số một vẫn là tìm người chết não hiến tạng, nếu bệnh nhân có chỉ định ghép phổi.

Các chuyên gia cho biết, ghép phổi là một kỹ thuật cực kỳ khó. Đặc biệt chăm sóc, điều trị sau ghép phổi còn khó gấp bội. Kỹ thuật này đòi cần phải chuẩn bị tỉ mỉ, kỹ càng bởi vì tỷ lệ thành công sau ghép phổi trên thế giới không bằng ghép gan, ghép tim, ghép thận.

Ghép phổi hiện nay có hai nguồn, một là lấy một thuỳ phổi, một phần phổi của người cho sống ghép cho người có bệnh. Nguồn thứ hai lấy từ người cho chết não ghép cho người có bệnh. Theo tài liệu trên thế giới, ghép hai phổi từ người cho chết não là tốt nhất, bởi vì ghép phổi từ người cho sống thì chỉ lấy được một phần.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn thống nhất với ý kiến của các chuyên gia về BN 91 có chỉ định ghép phổi vì tổn thương phổi của bệnh nhân đã chiếm 90%. Tuy nhiên để có thể ghép được, bệnh nhân phải được đánh giá lại tình trạng nhiễm trùng, nuôi cấy, xác định sự tồn tại của SAR-CoV-2 trong cơ thể. Khi khẳng định "sạch" virus, bệnh nhân sẽ được chuyển sang BV Chợ Rẫy để chuẩn bị ghép phổi.

BT/Chinhphu.vn

Theo http://baochinhphu.vn/Suc-khoe/Hai-nguoi-Viet-dang-ky-hien-phoi-cho-BN-91/395525.vgp

Tin cùng chuyên mục

Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

(PNTĐ) - Chiều 24/6, nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Hội LHPN huyện Ứng Hòa và nhà tài trợ Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Phúc Hoàng An đã tổ chức trao tặng thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng cho Trạm y tế xã Kim Đường (huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhiếp ảnh gia hành động vì môi trường

Nữ nhiếp ảnh gia hành động vì môi trường

(PNTĐ) - Giữa những băng tuyết lạnh giá của vùng cực Bắc, nơi nhiệt độ có thể giảm xuống âm hàng chục độ C, có một người phụ nữ âm thầm theo chân các nhà khoa học, ghi lại từng khoảnh khắc trong cuộc chiến với thời gian và khí hậu. Đó là Esther Horvath – nhiếp ảnh gia người Hungary, người đã dùng máy ảnh như một công cụ kể chuyện, đưa những vấn đề sống còn của hành tinh ra ánh sáng bằng những khung hình đầy cảm xúc.
Hành trình chữa lành cho con gái bằng yêu thương

Hành trình chữa lành cho con gái bằng yêu thương

(PNTĐ) - Trong số rất nhiều cuốn sách dành cho thiếu nhi ra mắt gần đây, Cây mận ngọt nhất trái đất từng đến vịnh Hạ Long (NXB Kim Đồng) của nhà báo, tác giả Tiểu Phong (bút danh văn học của Phạm Thị Thủy, sinh năm 1989, quê Hưng Yên) nổi bật lên như một lời thì thầm đầy dịu dàng nhưng ám ảnh, không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà còn làm lay động trái tim của những người lớn từng tổn thương.
Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

(PNTĐ) - Ngày 12/6, Bộ Công an phối hợp Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức Diễn đàn quốc tế “Tăng cường sự tham gia của nữ sĩ quan cảnh sát trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc - Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam”. Sự kiện là dấu mốc quan trọng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Bộ Công an Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vai trò của nữ sĩ quan Công an nhân dân trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế.