Nỗi buồn, sự sợ hãi và niềm vui

Chia sẻ

Sự bùng phát đại dịch Covid-19 là nỗi ám ảnh không chỉ về sức khoẻ, tinh thần, là nỗi lo cơm áo gạo tiền đối với người lớn mà nó còn tác động đến sự ngây thơ của các cô bé, cậu bé khi cuộc sống xung quanh bỗng chốc thay đổi…

Rất nhiều các cung bậc cảm xúc khác nhau đã được các em nhỏ thể hiện. Khi thì lo lắng do cha mẹ mình vẫn phải ra ngoài làm việc trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát. Lúc lại buồn bã bởi không được tới thăm ông bà mỗi cuối tuần, hay buồn chán khi các em chỉ có thể gặp bạn bè thông qua màn hình video.

Một số trẻ cảm thấy sợ hãi. Số khác thì cảm thấy an toàn và được bảo vệ. Thậm chí, các em còn tự mình tìm kiếm niềm vui khi được chơi các trò chơi yêu thích hay theo đuổi niềm đam mê trong thời gian thực hiện cách ly tại nhà.

Cậu bé Ishikii đang hát bài rap mới sáng tác của mìnhCậu bé Ishikii đang hát bài rap mới sáng tác của mình

“Nhạc rap” bày tỏ sự lo lắng của cậu bé 11 tuổi

Do sự bùng phát của đại dịch, Ishikiihara E-kor đã không được làm tất cả những điều mà một đứa trẻ bình thường có quyền được làm, đó là chơi bóng chày, đi chơi với bạn bè và tổ chức một bữa tiệc “thực sự” cho sinh nhật lần thứ 11 của mình. Thay vào đó, cậu bé chỉ có thể “ăn mừng” sinh nhật mình thông qua ứng dụng gọi video với gia đình. Không chỉ vậy, việc học của cậu còn bị gián đoạn liên tục do sự cố mất mạng internet kéo dài hàng giờ. Thế nhưng Shikii (cái tên mà bạn bè vẫn thường hay gọi cậu) còn có một mối quan tâm khác lớn hơn.Thuộc bộ lạc Karuk (một trong những bộ lạc bản địa lớn nhất California), sau khi tìm hiểu về tốc độ lây lan và tàn phá của virus corona, cậu bé thực sự cảm thấy rất lo lắng cho hơn 5.000 thành viên trong bộ tộc của mình. Trong bài rap của mình, Shikii đã thúc giục các thành viên bộ lạc không được tự mãn dù họ chưa bị virus “tấn công”. Bài rap có đoạn: “Hãy nhớ cách xa nhau bạn nhé, ít nhất là 2mét. Giãn cách xã hội chính là chiếc chìa khoá cứu rỗi cho bộ tộc chúng ta”. Ishikiihara (tên cậu bé trong tiếng Karuk có nghĩa là “chiến binh cá tầm”)sau đó cho biết thêm: “Nếu bộ tộc chúng tôi có dù chỉ mội người bị thiệt mạng do virusthì đó thực sẽ là một cú sốc rất lớn”.

Cậu bé Hudson Drutchas bên “người bạn thân” 4 chân của mìnhCậu bé Hudson Drutchas bên “người bạn thân” 4 chân của mình

“Cháu không biết cuộc sống sẽ thay đổi ra sao sau đại dịch”

Đó là băn khoăn của Hudson Drutchas, cậu bé 12 tuổi sống tại Chicago, Hoa Kỳ. Mẹ và chị gái cậu đang hồi phục và tự cách ly trong phòng sau khi được điều trị covid. Chỉ vài tuần trước, Drutchas vẫn còn là một học sinh lớp sáu bận rộn tại Lasalle II, một trường tiểu học công lập ở Chicago. Giờ đây, cậu bé 12 tuổi này phải học trực tuyến và hàng ngày chơi đùa cùng chú chó Ty và chú mèo Teddy tại nhà theo lệnh tự cách ly của Thống đốc bang. Cậu bé khúc khích trong khi chú mèo Teddy, 9 tuổi gầm gừ: “Kể từ khi cháu không còn được gặp các bạn thì Ty và Teddy đã trở thành bạn thân nhất của cháu”. “Teddy rất hay gắt gỏng vì giờ nó đã là một “ông mèo”, nhưng cả gia đình cháu vẫn rất yêu nó”, cậu bé vui vẻ nói về “người bạn thân” mới của mình. Những lúc rảnh rỗi, Drutchas thường tập nhảy trên một tấm bạt lò xo và đu mình qua khung cửa, đây là cách cậu bé thực hiện các bài tập leo núi của mình trong bối cảnh phải tự cách ly ở nhà. Cậu bé nói rằng mình may mắn khi có một ngôi nhà và gia đình để cậu an toàn, nhưng thật khó để giữ kiên nhẫn, Drutchas cảm thấy buồn vì đã “bỏ lỡ một phần tuổi thơ của mình”. Cậu bé còn vẽ phác hoạ một bức tranh so sánh về bối cảnh cuộc sống của mình trước và sau đại dịch. Trong bức tranh, một bên là thế giới trước đây trông thật ảm đạm và ô nhiễm, một bên là thế giới trong tương lai tràn đầy sức sống với bầu trời trong xanh, các loài động vật hoang dã cùng cây cối. Có lẽ đây là sự lạc quan cũng như ước mơ của cậu bé về một tương lai tươi sáng hơn. Nhưng cậu vẫn còn trăn trở: “Cháu không chắc liệu cuộc sống sau này có thể thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp như thế”?

“Cô bé Ba-lê” Alexandra lạc quan trước đại dịch Covid“Cô bé Ba-lê” Alexandra lạc quan trước đại dịch Covid

“Trong cái rủi có cái may”

Là nhận định của cô bé 12 tuổi, Alexandra Kustova. Dịch SARS-CoV-2 bùng phát tại Nga khiến cô bé phải chuyển sang học trực tuyến, điều này đã giúp cho Alexandra có thêm thời gian dành cho niềm đam mê của mình là múa ba-lê và trò chơi ghép hình. Cô bé 12 tuổi cũng có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và giúp đỡ bà ngoại. Hai bà cháu cùng nhau dành thời gian để tưới cây cà chua và tận hưởng một lối sống khác, dường như thời gian đã chậm lại. Cô bé nói: “Trước khi dịch bệnh bùng phát, cháu dường như không có thời gian dành cho bà và gia đình, tất cả những gì cháu làm hàng ngày chỉ là ăn sáng, vội vã đi học, quay trở về, ăn tối rồi lại đi học ba-lê và về nhà ngủ, thực sự khá nhàm chán”. Múa ba-lê là niềm đam mê của cô bé từ khi mới lên 8 tuổi. Bây giờ, Alexandra không cần tới lớp học mà chỉ cần gửi cho huấn luyện viên video về những bài múa của mình ở nhà, sau đó huấn luyện viên sẽ tiếp tục hướng dẫn cô bé. Điệu múa của cô bé 12 tuổi thật đẹp và tự tin, cô bé lạc quan nói về dịch Covid: “Lúc đầu nó làm cháu buồn, nhưng bây giờ, cháu đang tận hưởng niềm vui của mình. Cháu tin cái kết sẽ là những niềm vui bởi dù sao đi nữa, chúng ta vẫn phải sống, phải phát triển”.

Bức tranh vẽ chiếc chai “giam cầm” virus của ElenaBức tranh vẽ chiếc chai “giam cầm” virus của Elena

“Virus muốn tấn công, chúng cháu phản công và giam cầm nó”

Đại dịch không phải là điều lạ lẫm với cô bé Elena Moretti, 11 tuổi do Ý là quốc gia châu Âu đầu tiên bị Covid-19 tấn công. Mẹ của cô bé là một bác sĩ trong hệ thống y tế công cộng đã chứng kiến hơn 27.500 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh và hơn 160 bác sĩ đã chết trên toàn quốc. Elena sợ virus corona đến mức bất cứ khi nào có một gói hàng được giao đến, cô bé đều mang nó ra sân và tự mình khử trùng bằng dung dịch xà phòng trong chai xịt mà cô bé tự làm. Có lẽ do vậy mà cô bé đã có ý tưởng vẽ bức tranhvề một chiếc chai giam cầm virus. Elena nói về bức tranh mới hoàn thành của mình: “Virus muốn tấn công chúng cháu, thay vì để bị virus hạ gục, chúng cháu sẽ phản công và giam cầm nó”. Tinh thần chiến đấu đó đã giúp Elena vượt qua hơn hai tháng trong tình trạng phong toả cả nước.

Elena bên chiếc điện thoại chuẩn bị cho lớp học trực tuyếnElena bên chiếc điện thoại chuẩn bị cho lớp học trực tuyến

Thời gian đầu, do các giáo viên chưa triển khai học trực tuyến nên Elena thường chỉ ngủ. Giờ đây, cô bé đã tham gia các lớp học trực tuyến ở trường cũng như các lớp học ngoại khoá trực tuyến khác như karate và nhảy hip-hop. Dù có những lúc kết nối internet bị mất nhưng cô bé vẫn luôn cố gắng giữ liên lạc với bạn bè, cô bé 11 tuổi cũng khám phá ra một sở thích mới của mình đó là nướng các loại bánh táo, bánh nướng và bánh ngọt với kemtrong thời gian bị cách ly ở nhà. Gần đây, lệnh phong toả toàn quốc dần được gỡ bỏ, cô bé đã được đi ra ngoài nhưng nỗi sợ hãi vẫn còn. Cô bé nói: “Cháu sợ virus có thể lan rộng hơn nữa và có thể tất cả chúng ta sẽ bị lây nhiễm”.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.