Ống kính phóng viên:

Du thuyền Hồ Tây bị bỏ hoang gây mất mỹ quan đô thị

Bài và ảnh: CÔNG MINH
Chia sẻ

(PNTĐ) -Mặc dù, UBND thành phố Hà Nội đã nhiều lần ra thông báo và quyết định về việc chấm dứt hoàn toàn hoạt động kinh doanh dịch vụ đối với các nhà thuyền nổi trên Hồ Tây, nhưng nhiều năm nay, do không được di dời, các du thuyền nổi nơi đây đã trở nên bị hoen gỉ, mục nát, trở thành đống sắt vụn gây mất cảnh quan đô thị.

Du thuyền Hồ Tây bị bỏ hoang gây mất mỹ quan đô thị - ảnh 1
Du thuyền bỏ hoang neo đậu tại khu vực Đầm Bảy (Nhật Tân, Tây Hồ)

Theo ghi nhận của phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô, tại khu vực Đầm Bảy (Nhật Tân, Tây Hồ), hiện đang neo đậu rất nhiều chiếc tàu, du thuyền nổi đang trong tình trạng bị bỏ hoang, không được sử dụng, nên đều trong tình trạng xuống cấp trầm trọng. Dù trước đó, đây là những chiếc du thuyền hạng sang, đắt tiền. Điều đáng nói, đây là khu vực có rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, chụp ảnh nên việc để những con thuyền mục nát bị bỏ hoang, nằm đậu ven bờ kè Hồ Tây hết ngày này đến tháng khác sẽ gây mất mỹ quan đô thị, dễ trở thành địa điểm tụ tập của các tệ nạn xã hội. 

Không chỉ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của cảnh quan nơi đây, việc neo đậu các tàu thuyền bỏ hoang đã vô tình trở thành nơi tập kết rác thải gây ô nhiễm môi trường.  

Trước thực trạng trên, trao đổi với ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng quận Tây Hồ được biết, tính đến thời điểm hiện tại đã có 2 đơn vị tự nguyện dỡ bỏ, di dời 5 phương tiện thủy nội địa (bao gồm: 1 tàu và 4 phao nổi) khỏi nơi tập kết để không gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan xung quanh. Dù vậy, hiện vẫn còn các phương tiện thủy nội địa đang neo đậu tại khu vực Đầm Bảy chưa được xử lý do vẫn còn gặp phải khá nhiều khó khăn về vấn đề pháp lý. 

Cụ thể, phần lớn các tàu, thuyền, nhà nổi đang neo đậu trên Hồ Tây đều có đăng ký do Sở Giao thông Vận tải cấp, tuy đăng kiểm hết hạn nhưng theo Nghị định 111/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ quy định về niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa, phần lớn các phương tiện này vẫn còn niên hạn sử dụng. Vì vậy, đây cũng là một khó khăn trong cơ chế chính sách, thủ tục pháp lý để thực hiện di dời ra khỏi Hồ. 

Nếu các doanh nghiệp không tự giác di dời thì khi cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế bắt buộc phải cắt, tháo dỡ từng phần của tàu, nhà nổi (đang là tài sản của doanh nghiệp) trong khi cơ sở pháp lý rất rõ ràng nên dễ dẫn đến vi phạm pháp luật. Do đó, ngày 29/08/2022, UBND quận Tây Hồ đã có Báo cáo số 364/BC-UBND(QLDA) gửi UBND TP Hà Nội về đề xuất các biện pháp thực hiện công tác di chuyển phương tiện tàu, thuyền đã dừng hoạt động trên Hồ Tây. 

Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng giải quyết, tháo gỡ khó khăn, trước mắt UBND quận Tây Hồ đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vứt rác bừa bãi xuống hồ gây mất vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Yêu cầu đơn vị vệ sinh môi trường, cấp thoát nước hằng ngày có biện pháp dọn dẹp, thu dọn rác, vớt rác dưới mặt nước để hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường trong khu vực.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.