SOS:

Trẻ bị bạo hành ở cơ sở mầm non

QUỲNH AN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Vụ việc cháu bé 18 tháng tuổi bị bạo hành bởi vợ chồng bảo mẫu tiếp tục gây ra làn sóng phẫn nộ dữ dội trong dư luận. Trước đó, đã xảy ra rất nhiều trường hợp trẻ bị bạo hành dẫn đến thương tích khi cha mẹ gửi tại các cơ sở tư thục, mầm non.

Ngày 11/8, cơ quan cảnh sát điều tra, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Đào Diệu Linh (sinh năm 1996, trú tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội) và Hoàng Thế Vũ (sinh năm 1994, chồng Linh) về tội “Cố ý gây thương tích”. 

Như báo Phụ nữ Thủ đô đã đưa tin trước đó, Linh được chị H (mẹ cháu L.Q.T, 18 tháng tuổi) thuê trông con với giá 3 triệu đồng/tháng tại nhà trọ ở phường Phương Liên, quận Đống Đa để đi làm công nhân ở Bắc Giang. Do cháu T sốt và quấy khóc nên Linh và chồng đã dùng dây sạc điện thoại, que gỗ, búa nhựa, băng dính hành hạ cháu bé.

Đến ngày 26/7, khi cháu bé có biểu hiện mệt mỏi, khó thở, vợ chồng Linh đưa cháu đến bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. Được biết, chị H tìm hiểu qua mạng xã hội và biết Linh nhận trông trẻ nên đã gửi con cho Linh.

Trẻ bị bạo hành ở cơ sở mầm non - ảnh 1
Vợ chồng “bảo mẫu” Đoàn Diệu Linh và Hoàng Thế Vũ tại cơ quan điều tra 
Ảnh: CACC

Đây không phải là vụ việc hi hữu trẻ bị bạo hành tại các cơ sở mầm non tư thục hoặc địa chỉ trông trẻ tư nhân. Ngày 18/7, Công an thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Vương Ngọc Thảo Vy (24 tuổi) và Huỳnh Thị Thanh Hằng (26 tuổi, cùng trú tại phường 12, TP Đà Lạt) về tội “Hành hạ người khác”.

Theo đó, chị C.T.T, quê Đăk Lăk gửi con là bé C.T.L cho chị Cao Thị Đào trông giữ, chăm sóc với giá 7 triệu đồng/tháng. Khi trường tổng kết năm học, chị Đào đưa bé L về nhà chăm sóc. Do phải sửa nhà nên chị Đào nhờ Thảo Vy trông bé L.

Tại đây, Hằng và Vy đã nhiều lần đánh đập bé L. Đến trưa này 16/7, bé L đang ăn trưa thì bị nôn ói, người lạnh, môi tím tái nên được đưa đi bệnh viện cấp cứu. Tại đây, bác sỹ chẩn đoán, bé L đã bị chấn thương sọ não, dập phổi, đồng thời phát hiện trên người cháu bé có nhiều vết bầm tím nghi bị bạo hành nên đã trình báo cơ quan công an…

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bạo hành trẻ em là những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ kể cả về thể chất và tinh thần như đánh đập, xâm hại tình dục, lợi dụng, bỏ bê… dẫn đến những mối nguy hiểm tiềm tàng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ. Đau lòng là những hành vi bạo hành trẻ lại xuất phát từ chính cha mẹ hay người trông nom - những nơi tưởng chừng như an toàn đối với trẻ.

Bạo hành trẻ em gây tổn thương về sức khỏe, thể chất và tinh thần của trẻ không chỉ ở hiện tại mà kéo dài đến cả tương lai sau này. 

Nhiều năm làm công tác về trẻ em, bác sỹ Nguyễn Trọng An, nguyên Cục phó Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã Hội) cho biết, những vụ việc trên là bài học để các bậc phụ huynh không nên giao con cho những người mà mình thiếu tin tưởng hoặc không đảm bảo về tình yêu thương. Bên cạnh đó, các địa phương cần đầu tư hơn nữa kinh phí, nhân lực, phương tiện vật chất kỹ thuật vào công tác bảo vệ trẻ em thì mới bảo đảm được quyền trẻ em và giảm bớt được những vụ việc trẻ bị bạo hành, xâm hại.

Và, để tránh trẻ em bị bạo hành, cha mẹ, người quản lý trẻ cần phải nâng cao trách nhiệm của mình, tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Không ai có thể quan tâm, chăm sóc con cái tốt hơn cha mẹ, và bất đắc dĩ mới giao con mình cho người khác trông giữ. 

Còn theo chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh, Giám đốc công ty TNHH Mạnh Linh School Psychology, đa phần các vụ bạo hành thường xảy ra ở nhà trẻ tự phát, không có giấy phép hoặc có cơ sở được cấp phép nhưng hoạt động tùy tiện.

Nhiều cơ sở nuôi dạy trẻ không có nghiệp vụ về sư phạm mầm non, cơ sở vật chất không đảm bảo sức khỏe cho trẻ, việc tuyển dụng dễ dãi để lọt những giáo viên thiếu chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu lòng yêu trẻ… 

“Do đó, khi gửi trẻ, cha mẹ cần tìm hiểu thật kỹ về cơ sở trông trẻ định gửi con, cả về giấy phép và thực tế; gửi trẻ cần có hợp đồng rõ ràng, không gửi gắm bằng sự tin tưởng; kiểm tra đánh giá sức khỏe của con trước và sau khi gửi con; thường xuyên theo sát tình hình của con từng ngày; trò chuyện và quan sát biểu hiện của con sau mỗi ngày học…

Nếu con có những biểu hiện như sợ hãi, khóc thét, hoặc có các vết bầm tím trên cơ thể thì cần làm rõ hoặc có giải pháp để bảo vệ trẻ ngay” – chuyên gia tâm lý Mạnh Linh khuyên. 

Chia sẻ thêm về giải pháp, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội nhận định: Bên cạnh sự quan tâm của cha mẹ, còn cần phải xây dựng cơ chế để đảm bảo thực hiện quyền trẻ em trên thực tế, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể trong công tác bảo vệ trẻ em.

Cần phải tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để người lớn, đặc biệt là các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nhận thức được quyền trẻ em và thực hiện các công việc, nhiệm vụ để đảm bảo thực hiện quyền trẻ em trên thực tế.

Bên cạnh đó, cần siết chặt hơn nữa công tác quản lý giáo dục mầm non, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp trông trẻ tự phát, thiếu kỹ năng, kiến thức, không có đạo đức thì mới giảm thiểu được những vụ việc đau lòng như trên.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.