Hội LHPN Việt Nam sơ kết thực hiện Dự án 8:

Vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng

THANH THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) -Chiều 15/12, tại Hà Nội, Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên dự khuyết BCH TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh cho biết: Dự án 8 triển khai thực hiện 4 nội dung với 16 nhóm hoạt động cụ thể. Trong năm, các cấp hội LHPN từ Trung ương đến địa phương đã rất nỗ lực, phát huy vai trò cơ quan chủ trì tham mưu, phối hợp với các ngành liên quan triển khai thực hiện Dự án 8 và đã đạt một số kết quả bước đầu ở từng nội dung.

Vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng - ảnh 1
Ủy viên dự khuyết BCH TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh phát biểu đánh giá kết quả 1 năm hoạt động và và định hướng nhiệm vụ năm 2023

Các ban, đơn vị thuộc Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức các sự kiện truyền thông, giới thiệu, vận động về dự án, như: Sự kiện "Khát vọng phát triển của phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số"; thực hiện các talkshow trao đổi về những vấn đề thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hội chợ "Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho phụ nữ tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xây dựng các chương trình, chuyên trang/chuyên mục trên các kênh truyền thông địa chúng, như mở chuyên trang "Vì nụ cười phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi" trên ấn phẩm chính của Báo Phụ nữ Việt Nam; phim về phụ nữ dân tộc Brâu (dân tộc ít người nhất khu vực Tây Nguyên và ít người thứ hai trong cả nước)…

Các cấp Hội  khảo sát, làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương và thành tổ truyền thông tại cộng đồng với sự tham gia của các thành viên là những người có uy tín, có năng lực truyền thông trên địa bàn thôn/bản/ấp/buôn, mỗi tổ đều có sự tham gia của cả nam và nữ. Kết quả tính đến tháng 12/2022 đã thành lập được 1.320 tổ truyền thông cộng đồng.

Việc thực hiện 4 gói chính hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại 10 tỉnh có tỷ lệ sinh con tại nhà cao hơn mức bình thường (10 tỉnh gồm: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Nghệ An, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đăk Lăk, Gia Lai). Trong năm 2022, 8/10 tỉnh chưa triển khai được do phê duyệt, phân bổ ngân sách muộn; 1 tỉnh (Điện Biên) không được phân bổ kinh phí từ nguồn sự nghiệp Y tế, dân số và gia đình nên không triển khai được.

Hiện tại, chỉ có Hà Giang đã bước đầu triển khai các hoạt động bao gồm: Tổ chức 02 lớp tập huấn hướng dẫn điều tra, khảo sát, thống kê và triển khai các gói hỗ trợ phụ nữ sinh đẻ an toàn; chỉ đạo cơ sở Hội phối hợp với trạm y tế rà soát lập danh sách số phụ nữ đang mang thai, số phụ nữ đã sinh con và đã thực hiện hỗ trợ 36 bà mẹ sinh con tại trạm y tế, với số tiền 37,4 triệu đồng…

Vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng - ảnh 2
Chủ tich Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga và lãnh đạo tỉnh Lào Cai chụp ảnh cùng thầy cô giáo Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Lùng Phình Ảnh HPN

Các địa phương đã tích cực, chủ động triển khai các hoạt động và bước đầu thành lập, 131 "Địa chỉ tin cậy", 206 "CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi"… Các mô hình, hoạt động của Dự án 8 đã được người dân đón nhận, ủng hộ và được các cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao.

Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng. Tại cấp TƯ tập trung xây dựng các tài liệu và tập huấn hướng dẫn tới các địa phương, về các nội dung: Kỹ năng lãnh đạo, quản lý dành cho cán bộ nữ DTTS cấp huyện, xã; tài liệu hướng dẫn Chương trình phát triển năng lực lồng ghép giới cho cán bộ các cấp (01 cuốn cho cấp tỉnh, 01 cuốn cho cấp huyện, xã; 01 cuốn cho cộng đồng); khung nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp tham gia thực hiện Dự án 8; xuất bản Bộ sách “Các câu chuyện truyền thông thay đổi định kiến giới và khuôn mẫu giới” (4 cuốn) với số lượng bản in là 41.600 bản...

Vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng - ảnh 3
Các đại biểu tham dự hội nghị chiều ngày 15/12 . Ảnh TT

 Các địa phương chủ động triển khai tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, kết quả đã tổ chức được 66 cuộc tập huấn hướng dẫn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới cho cán bộ xã, thôn; 76 cuộc tập huấn nâng cao năng lực lồng ghép giới cho cán bộ huyện, xã và 110 cuộc tập huấn cho trưởng thôn/bản/ấp/ buôn, người có uy tín tại cộng đồng. Một số địa phương biên soạn tài liệu bằng tiếng dân tộc để tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ, hội viên phụ nữ các dân tộc kịp thời tiếp cận đến các văn bản tài liệu...

Vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng - ảnh 4
Triển lãm "Khát vọng Phát triển" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện từ ngày 25/11 đến 9/12 thuộc Dự án thành phần số 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), giai đoạn 2021 - 2030

Về kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh nhấn mạnh, năm 2023 cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng trên các kênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp từ Trung ương đến địa phương; Tổ chức hội thi/liên hoan chia sẻ kinh nghiệm theo vùng miền về các mô hình sáng tạo, hiệu quả góp phần xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình và mua bán phụ nữ, trẻ em tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số & miền núi. Chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số; Ký kết chương trình phối hợp với các Bộ, ngành Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo... 

 Đồng thời bà Tôn Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cũng đề nghị Ban chỉ đạo Quốc gia các Chương trình MTQGtiếp tục quan tâm, tạo điều kiện, cơ chế để Trung ương Hội được tham gia đầy đủ các cuộc họp Ban chỉ đạo, tham gia ý kiến góp ý và đề xuất vào các nội dung văn bản chỉ đạo chung của chương trình. Ban chỉ đạo có ý kiến đề nghị với Chính phủ sớm cụ thể hóa Nghị quyết số 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 đối với các Chương trình MTQG để các Bộ ngành, địa phương có cơ sở thực hiện và xây dựng kế hoạch năm 2023... 

 Tại các địa phương tự chủ về ngân sách, đề nghị quan tâm bố trí, huy động nguồn lực địa phương để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Dự án phù hợp với thực tiễn, góp phần thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương hàng năm.

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Những giọt nước mắt đậm ân tình

Những giọt nước mắt đậm ân tình

(PNTĐ) - Chiều ngày 13/4,  Hội LHPN quận Cầu Giấy tổ chức nghiệm thu công trình Mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ đặc biệt khó khăn trên địa bàn phường Mai Dịch. Xen lẫn những tiếng cười vui vì diện mạo mới của căn nhà là những giọt nước mắt xúc động, chan chứa tình cảm của lãnh đạo, người dân và các hội viên phụ nữ.