Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sẻ chia khó khăn với phụ nữ dân tộc vùng biên Nghệ An

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Tiểu Dự án 3 "Phát triển kinh tế xã hội-mô hình bộ đội gắn với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặt ra mục tiêu xây dựng các mô hình gắn kết quân dân, mô hình giảm nghèo bền vững gắn phát triển kinh tế-xã hội với xây dựng thế trận phòng thủ và thế trận bảo đảm hậu cần tại các địa bàn chiến lược. Hiệu quả của Chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng phát động là một trong những nỗ lực thực hiện tốt Tiểu Dự án 3.

 

Điểm tựa của phụ nữ khó khăn

Từ năm 2018, thực hiện chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng phát động, Hội LHPN Hà Nội đã thực hiện chương trình tại hai xã Leng Su Sìn và Sín Thầu, huyện Mường Nhé tỉnh Điện biên; xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy với nhiều hoạt động ý nghĩa như trao vốn sinh kế cho phụ nữ, tặng kinh phí xây mái ấm tình thương, hỗ trợ kinh phí xây nhà tiêu hợp vệ sinh, trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó… với tổng kinh phí gần 2,5 tỷ đồng.

 

Năm 2021, thực hiện giai đoạn 2 của chương trình, Hội tiếp tục hoạt động đồng hành tại hai xã miền núi của tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19, hoạt động đồng hành năm 2021 được thực hiện thông qua việc gửi kinh phí 100 triệu đồng xây mái ấm cho 2 chị em phụ nữ tại 2 xã.

Những năm sau đó, ngay khi dịch bệnh được kiềm chế, Hội LHPN Hà Nội lại tiếp tục hoạt động đồng hành với phụ nữ ở vùng biên cương Nghệ An.

  

Nhờ sự trợ giúp của bộ đội biên phòng, Đoàn cũng đã vượt 50km đường núi cheo leo đến thăm gia đình chị Lương Thị Nọi ở bản Piêng Lau. Chị Nọi là hội viên có hoàn cảnh khó khăn nhất ở bản, chồng mất, một mình nuôi hai con nhỏ. Trước khi được Hội LHPN Hà Nội  hỗ trợ dựng mái ấm, mẹ con chị phải ở nhà tranh tre nứa lá. Giờ đây được thấy chị hạnh phúc trong ngôi nhà gỗ 3 gian, phía ngoài gắn tấm biển “Nhà mái ấm tình thương” của Hội LHPN Hà Nội, các thành viên trong đoàn đều hạnh phúc ngập tràn.

Sẻ chia khó khăn với phụ nữ dân tộc vùng biên Nghệ An  - ảnh 1
Chị Lương Thị Nọi (ngồi giữa) chia sẻ niềm vui có ngôi nhà mới với đoàn công tác

Không chỉ chị Nọi mà bà con trong bản Piêng Lau, ai ai cũng phấn khởi khi có thêm những mái ấm khang trang được xây lên bằng tình cảm của phụ nữ Hà Nội. Bố chồng chị với chút tiếng Kinh ít ỏi, cho biết, gia đình ông và bà con ở đây đều rất trân trọng sự quan tâm của các cán bộ hội viên phụ nữ Thủ đô từ tận đáy lòng.

Gắn kết tình quân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Trong mỗi chuyến đồng hành, bao giờ Hội LHPN Hà Nội cũng  tới thăm, tri ân và tặng quà Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An, thăm các đồn biên phòng, tặng nhiều món quà mang hương sắc Hà Nội do chính chị em phụ nữ Thủ đô Hà Nội trực tiếp làm như tranh thêu phong cảnh Hà Nội, bánh cốm, báo Phụ nữ Thủ đô và một số quân nhu như võng màn…

Đại tá Lê Như Cương, Bí thư Đảng ủy, chính ủy bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An khẳng định chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương là một chương trình nhân văn và mong chương trình này ngày một được nâng tầm, lan tỏa qua đó giúp nâng cao mức sống, góp phần thực hiện an sinh xã hội tại vùng biên giới của Tổ quốc. Đồng chí khẳng định, với tinh thần quân và dân như cá với nước, ngoài  nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và an ninh biên giới, bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An sẽ luôn kết hợp chặt chẽ với Hội Phụ nữ để thực hiện hiệu quả Chương trình.

 

Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn phụ trách đường biên giới dài hơn 29 km, bao gồm 09 cột mốc, 01 cửa khẩu và 2 xã biên giới. Thời gian qua, đồn đã tích cực phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như giúp bà con dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng mô hình “Tủ thuốc biên cương”, chương trình “Nâng bước em đến trường”…

 

 Đồn biên phòng Na Loi phụ trách đoạn biên giới dài hơn 3.900km, quản lý cột Mốc số 400, 02 xã, 11 bản biên giói với 836 hộ, hơn 4000 khẩu. Bên cạnh việc luôn thực hiện tốt các mặt công tác, hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch công tác biên phòng; tích cực tham gia nền biên phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, đồn đã phối hợp với Hội LHPN xã Na Loi hàng tháng tổ chức cho các hội viên người dân tộc thiểu số sinh hoạt “CLB Phụ nữ tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia” tại bản Na Khướng; CLB Phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường tại bản Na Loi, xã Na Loi…

Đồn cũng tích cực thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, cùng Hội Phụ nữ góp phần thực hiện tốt công tác bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".
Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Hội LHPN của nhiều địa phương đã có cách làm rất đa dạng, hiệu quả.