Hội LHPN TP Hà Nội:

Tổ chức hội nghị “Phản biện xã hội Dự thảo Luật Phòng, chống BLGĐ (sửa đổi)“

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 9/5, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị “Phản biện xã hội Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)” nhằm tham vấn ý kiến của các chuyên gia, tổ chức, cá nhân có liên quan góp ý vào dự thảo.

Tham dự hội nghị có Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai; lãnh đạo Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; các sở ban, ngành thành phố…

Tổ chức hội nghị “Phản biện xã hội Dự thảo Luật Phòng, chống BLGĐ (sửa đổi)“ - ảnh 1
Toàn cảnh hội nghị

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết: Là tổ chức chính trị-xã hội, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ, Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội trong thời gian qua đã trực tiếp tham gia giải quyết, lên tiếng trong nhiều vụ việc bạo hành, xâm hại phụ nữ, trẻ em, nhất là các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình. Vì vậy, tổ chức Hội có điều kiện giám sát, theo dõi việc thi hành Luật phòng chống bạo lực gia đình trên thực tế. Bên cạnh đó, với vai trò là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ có trách nhiệm phản biện vào các quy định pháp luật, trong đó có Dự thảo Luật.

Để tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội, để chia sẻ kết quả, thực trạng, những ưu điểm, những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân của nó trong triển khai các quy định của Luật hiện hành, từ đó kiến nghị đề xuất sửa đổi Luật bảo đảm tính thực tiễn, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trong thời kỳ mới.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được ban hành từ năm 2007 và có hiệu lực từ 1/7/2008, đến nay đã 14 năm triển khai và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Nhiều mô hình PCBLGĐ được thành lập, nhân rộng đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, giảm thiểu số vụ bạo lực gia đình, can thiệp, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình hiệu quả ngay tại cộng đồng. Các cấp các ngành, các tổ chức đã nỗ lực chung tay thực hiện công tác phòng chống bạo lực gia đình, xử lý nghiêm minh các vụ việc. Chính phủ ban hành đầy đủ các văn bản dưới Luật để triển khai thi hành Luật, đồng thời ban hành các chiến lược, chương trình quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, về bình đẳng giới, về xây dựng gia đình Việt Nam…   

Tổ chức hội nghị “Phản biện xã hội Dự thảo Luật Phòng, chống BLGĐ (sửa đổi)“ - ảnh 2
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN TP Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Tuy nhiên, trong thực tế, BLGĐ vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp và mức độ nghiêm trọng. Theo kết quả điều tra quốc gia công bố năm 2020, cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác/hoặc bạo lực tình dục. Đáng chú ý, có 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác/hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an.

Theo Báo cáo điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam năm 2020-2021 có 70,8% trẻ em dưới 15 tuổi đã từng phải chịu ít nhất một hình thức xử phạt tâm lý hoặc thể xác bởi các thành viên gia đình. 

Trên địa bàn Hà Nội, có 387 vụ bạo lực gia đình trong 3 năm 2019-2021, trong đó bạo lực tinh thần chiếm 37%, bạo lực thân thể chiếm 59,7%. Trong 10 năm từ năm 2008-2018, có 119 vụ trọng án liên quan đến bạo lực gia đình và 87.215 vụ ly hôn trong đó có 19.520 vụ có yếu tố bạo lực về kinh tế, tinh thần, thể xác hoặc tình dục (chiếm 22,38% số vụ ly hôn).

Một số nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên có thể nói là do vẫn còn những hạn chế bất cập và khó khăn trong quá trình triển khai, thi hành pháp luật về PCBLGĐ, một số mô hình phòng chống bạo lực gia đình chưa hiệu quả thực chất, việc xử lý bạo lực gia đình còn hình thức, chưa triệt để tận gốc vấn đề; quá trình thi hành Luật PCBLGĐ cũng xuất hiện nhiều hạn chế, trong đó vấn đề trách nhiệm và công tác phối hợp liên ngành trong PCBLGĐ. Vấn nạn bạo lực gia đình có xu hướng đa dạng, phức tạp hơn, nếu không được giải quyết kịp thời sẽ đe dọa đến sự phát triển bền vững của gia đình, làm xói mòn các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Chính vì vậy, sau 14 năm triển khai thi hành luật, và với sự phát triển của cuộc sống,  việc sửa đổi, bổ sung Luật là điều rất cần thiết nhằm nhằm thể chế quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; Hiện nay, Dự thảo Luật PCBLGĐ (sửa đổi) đang trong quá trình tiếp thu, sửa đổi và trình các cơ quan thẩm quyền, xem xét, thẩm định trước khi trình Quốc hội trong thời gian tới. Dự thảo được sửa đổi, bổ sung với 6 chương, 62 điều, tăng 6 điều so với luật hiện hành.

Tổ chức hội nghị “Phản biện xã hội Dự thảo Luật Phòng, chống BLGĐ (sửa đổi)“ - ảnh 3
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp thu những nội dung đóng góp của các đại biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, nêu ý kiến, đề xuất, kiến nghị những vẫn đề về lồng ghép giới trong Dự thảo Luật; thực trạng triển khai và kiến nghị đề xuất sửa đổi, bổ sung Dự thảo Luật một số nội dung liên quan đến các quy định về hành vi bạo lực gia đình; quy định về cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy và các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng dân cư; Quy định về hòa giải, giám sát người có hành vi bạo lực gia đình và các biện pháp xử lý hành vi bạo lực gia đình; Quy định về báo tin, tố giác và xử lý tin báo, tố giác về bạo lực gia đình; đề xuất, bổ sung các chế tài xử lý hành vi bạo lực gia đình; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam… 

Các đại biểu đã được lắng nghe về tổng quan những sửa đổi, bổ sung và những vấn đề giới trong Dự thảo Luật; đồng thời các ý kiến đều đã được giải đáp, chia sẻ và tiếp thu, cơ bản đều nhất trí sự cần thiết và đánh giá cao những sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật lần này. Các ý kiến cũng đã đánh giá kết quả, thực trạng triển khai luật, có những ý kiến đề xuất để nghiên cứu chỉnh sửa, có những ý kiến kiến nghị trực tiếp sửa đổi, bổ sung vào từng điều khoản của Luật.

Tiếp thu những nội dung đóng góp của các đại biểu, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai cho rằng, những ý kiến các đơn vị nêu tại hội nghị rất xác đáng; thông tin thực tế, phù hợp với thực tiễn quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình ở cơ sở; đồng thời mong muốn nhận được văn bản góp ý, những đề xuất thay đổi dự thảo Luật sớm nhất để trình Quốc hội trong thời gian tới…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho lãnh đạo, cán bộ Hội các quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc; các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Hội LHPN Hà Nội.
Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

(PNTĐ) - Ngày 15/4, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị năm 2023-2024 trong các cấp Hội và Tập huấn Quán triệt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Hội LHPN Hà Nội: Bàn giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng

Hội LHPN Hà Nội: Bàn giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng

(PNTĐ) - Ngày 17/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng”. Chủ trì hội thảo có bà Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam và bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội.