Chị em dâu và “nguyên tắc 3B”

Chia sẻ

Mối quan hệ giữa các chị em dâu thường được ví như "bầu nước lã". Vì thế trong gia đình có nhiều dâu vẫn luôn xảy ra những cuộc chiến ngầm, khiến tình thân lắm lúc... náo loạn.

Chị em dâu và “nguyên tắc 3B” - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Chị là dâu thứ nhưng lại về làm dâu sớm nhất nhà. Chồng chị con thứ trong gia đình có ba anh em trai. Chị đảm đang nên được lòng bố mẹ chồng. Từ chỗ yêu mến, bố mẹ chồng chuyển sang tin tưởng chị tuyệt đối. Mọi việc lớn nhỏ trong nhà, chị đều được nhà chồng cho tham gia, và có tiếng nói khi quyết định vấn đề nào đó.

Đến lúc anh chồng lấy vợ, nhà có thêm dâu. Bố mẹ chồng luôn nhìn vào dâu thứ mà ứng xử với dâu trưởng. Thậm chí, họ còn có mong muốn dâu trưởng phải hơn dâu thứ, bởi có vai trò và trọng trách lớn hơn trong gia đình. Oái oăm ở chỗ, dâu trưởng. Cô không chỉ ít tuổi hơn mà còn được nuôi dưỡng kiểu tiểu thư, quanh năm có giúp việc phục vụ. Vì thế, khi về nhà chồng, cô chẳng biết việc gì trước việc gì sau để làm. Lại thêm tính cách đỏng đảnh khiến mẹ chồng chẳng vừa mắt. Vai trò dâu trưởng bỗng chốc bị lép vế bởi dâu thứ. Mẹ chồng chốc chốc lại lấy dâu thứ ra so sánh khiến dâu trưởng nhiều lần "nóng mặt". Từ đó, cô sinh lòng oán ghét dâu thứ, cho rằng vì em dâu mà cô bị mẹ chồng "hạ bệ". Mối quan hệ chị em dâu nảy sinh mâu thuẫn, sống cạnh nhau bằng mặt nhưng không bằng lòng.

Dù mẹ chồng mong muốn dâu thứ và dâu trưởng sống chung cùng với bố mẹ một thời gian, nhưng chị kiên quyết xin ra ngoài sống riêng. Chị tế nhị lấy lý do sắp tới chú út lấy vợ thì không thể ba cặp vợ chồng sống chung một nhà. Ra riêng, những tưởng mối quan hệ chị em dâu được cải thiện nhưng cũng chẳng thay đổi được bao nhiêu. Mẹ chồng vốn quen những ưu điểm của dâu thứ nên luôn khó chịu với những khuyết điểm của dâu trưởng khi sống chung. Vì thế, cô luôn cho quan hệ mẹ chồng nàng dâu không tốt là do dâu thứ. Hiềm khích giữa hai chị em dâu lại càng tăng lên.

Chú út lấy vợ, nhà có thêm em dâu. Dâu út cùng thế hệ với dâu trưởng, cũng thuộc hàng tiểu thư đi lấy chồng giống nhau nên có điểm tương đồng. Ba nàng dâu bỗng chốc chia thành hai phe đối địch nhau. Dâu trưởng và dâu út một phe, chị bị đẩy về một phe với... mẹ chồng. Nết ăn nết ở của các nàng dâu luôn được mẹ chồng mổ xẻ không chỉ trong nhà mà còn với người ngoài. Mỗi lần mẹ chồng khen ngợi dâu thứ là phe dâu trưởng và dâu út ấm ức tìm cách móc mỉa lại. Chị bỗng chốc trở thành “tội đồ” trong mắt hai chị em dâu.

Chuyện chị em dâu mâu thuẫn với nhau, vô hình chung kéo cả ba người chồng vào cuộc. Ai cũng yêu vợ, bênh vợ nên tình cảm anh em bắt đầu bất hòa. Có những bữa cơm sum họp ở nhà bố mẹ chồng trở thành cuộc tranh cãi nảy lửa của ba anh em xung quanh chuyện ba chị em dâu. Bọn trẻ con vô tội cũng bị các bà mẹ hiềm khích với nhau ngăn cấm độ thân thiết. Những câu hỏi ngây thơ chúng đặt ra liền nhận lại sự quát nạt, dọa dẫm của mẹ. Cuộc chiến ba nàng dâu vô hình chung châm ngòi cho cuộc chiến vô hình của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ trong nhà.

Càng ngày nội bộ gia đình càng mất đoàn kết vì chị em dâu. Chị muốn đứng ra hòa giải mọi khúc mắc trong gia đình nhưng không nhận được sự hợp tác của hai chị em dâu kia. Mẹ chồng vốn dĩ thiên vị chị nên cũng chẳng phát huy được vai trò "bao công xử án" trong chuyện này.

Thật may, cuối cùng cũng còn bố chồng là người công minh tỉnh táo nhất trong nhà. Ông họp gia đình rồi ra "nghị quyết" cả nhà phải thống nhất để giải quyết vấn đề. "Nghị quyết" của ông là từ đây trở đi ba con dâu phải sống và ứng xử với nhau theo "nguyên tắc 3B". Đó là: Biết điều với nhau; Bảo vệ gia đình chung; Bình đẳng tôn trọng. Đặc biệt, ông nhấn mạnh vai trò mẹ chồng phải công tư phân minh, bình đẳng với ba nàng dâu không được bên yêu bên ghét. Ba con trai phải vào cuộc dựa trên tinh thần tình thân níu vào, đoàn kết yêu thương nhau không được "vì vợ" chia rẽ nội bộ.

Nhờ "nguyên tắc 3B" của bố chồng đặt ra mà mối quan hệ chị em dâu được cải thiện rõ rệt. Hóa ra, để bình thường quá quan hệ chị em dâu không khó khi những người trong cuộc thật sự tôn trọng và cùng hướng đến một mục đích chung.

THU VÂN

Tin cùng chuyên mục

Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

(PNTĐ) - Vợ chồng ông Hồng P và vợ là Ngọc Y ở Vĩnh Phúc sinh được 1 con chung là cháu A, sinh năm 2009. Năm 2021, hai ông bà ly hôn. Bà Y được tiếp tục nuôi dưỡng cháu A. Sau đó, ông P cho rằng bà Y có biểu hiện không quan tâm, chăm sóc con nên đã khởi kiện yêu cầu Tòa án hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của bà đối với cháu A trong thời hạn 2 năm tính từ ngày 1/1/2024.
Tuổi già càng ít dựa con càng tốt?

Tuổi già càng ít dựa con càng tốt?

(PNTĐ) - Tiếp tục gửi ý kiến thảo luận tới Diễn đàn, nhiều độc giả cho rằng, tuổi già cần nhất là những giây phút thảnh thơi, tránh xung đột không cần thiết nên việc bố mẹ càng ít cậy nhờ, dựa dẫm con thì càng tốt.
Người vun vén hạnh phúc gia đình

Người vun vén hạnh phúc gia đình

(PNTĐ) - Suốt 20 năm qua, bà Hoàng Thanh Mai (SN 1949, tổ trưởng tổ hòa giải số 19, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) đã dốc hết lòng cho công tác hoà giải cơ sở, giúp xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em phát triển toàn diện.