Có bầu trước hôn nhân, đắng nhiều hơn ngọt

Chia sẻ

PNTĐ-Theo tôi, các bạn gái đừng ảo tưởng và tin lời nói “cứ có thai đi, anh sẽ cưới em!”. Cái thai không phải là lí do để một người đàn ông cưới một cô gái...

 
Thoạt nghe sự đồng tình, khuyến khích “cứ có thai rồi cưới”, nhiều người cho rằng đó là một sự tiến bộ trong suy nghĩ, nhận thức của xã hội về vấn đề tự do yêu đương. Nhưng sự thật, việc có thai trước cưới cay đắng nhiều hơn niềm vui…
 
Có bầu trước hôn nhân, đắng nhiều hơn ngọt - ảnh 1
Ảnh minh họa
 
Tôi đã từng chứng kiến không ít chuyện đau lòng của những cô gái có thai trước khi cưới. Đầu tiên là bạn tôi, sau một thời gian yêu và quan hệ trước hôn nhân đã có thai. Vài lần theo người yêu về quê, gặp bố mẹ anh ấy, thấy họ có vẻ hiền lành, nhân đức, cô tin họ không nỡ vứt bỏ giọt máu cốt nhục này. Vậy mà khi cô cùng người yêu thưa chuyện với bố mẹ về chuyện lỡ ăn cơm trước kẻng đang mang bầu, bà đã chối đây đẩy: “Có thai thì mặc có thai, anh chị tự giải quyết với nhau. Ai biết có đúng là của con trai tôi không? Cô đừng tưởng cứ có thai là bắt chúng tôi phải cưới. Thời buổi này thiếu gì gái hư, quan hệ với nhiều người rồi trói được ai thì trói. Con tôi hiền lành, cô định bắt nó đổ vỏ à?”.
 
Lúc trước người yêu của cô có vẻ quyết tâm là thế, vậy mà khi nghe những lời “chối bỏ” kiên quyết của mẹ, anh ta cũng nản lòng, còn nói theo giọng của mẹ rằng: “Có chắc của tôi không”. Cuối cùng, cô bạn tôi phải ngậm đắng nuốt cay đến bệnh viện phá thai một mình. Vì chuyện đó mà tình cảm của hai người bị ảnh hưởng, sau một thời gian lủng củng, họ chia tay nhau. Đến giờ cô bạn tôi vẫn bị ám ảnh bởi nỗi đau của mối tình đó nên chưa thể mở lòng để đón nhận tình cảm mới, dù không còn trẻ.
 
Tiếp đến là chị Khánh (đồng nghiệp của tôi) có người yêu ba năm mà không thấy anh nói gì đến đám cưới. Mỗi lần chị nhắc chuyện cưới hỏi, anh người yêu bảo tập trung làm ăn trước, bao giờ có nhà riêng, có xe ô tô, kinh tế đảm bảo cuộc sống gia đình thì sẽ cưới. Để người yêu yên tâm, anh ta bàn hai người chuyển về sống cùng nhau trước.
 
Nghe bạn bè khuyên rằng: “Cậu cứ để có thai, vì bác sĩ bảo cưới sẽ nhanh hơn là mình thúc giục”. Nghe theo lời bạn, chị Khánh đã chủ động không uống thuốc tránh thai, và kết quả có thai thật. Khi nghe chị thông báo, anh người yêu nói ngay: “Có thai thì phá. Anh đã bảo là chưa thể cưới được khi kinh tế không có. Nếu em thích để thì cứ để đẻ rồi nuôi một mình, anh không can thiệp”. Chị Khánh cay đắng đành phải đi phá thai.
 
Trường hợp của Minh ở khu tập thể An Dương (Tây Hồ) chung sống với bạn trai như vợ chồng hơn hai năm nay. Anh chàng người yêu cũng liên tục nói rằng: “Bố mẹ anh nói phải có bầu trước mới cho cưới”…Vậy mà khi cô báo có thai, người yêu trốn biệt. Anh ta khóa facebook, chặn luôn số điện thoại của Minh.
 
Rõ ràng đã có nhiều bạn gái có bầu trước hôn nhân rồi “gặp nạn” ngay sau đó. Bởi dù xã hội đã có cái nhìn thoáng hơn nhưng quan niệm của số đông trong xã hội vẫn cho rằng có bầu trước khi cưới là vi phạm thuần phong mĩ tục. Tôi nhớ những lời cay nghiệt dành cho gia đình hàng xóm của tôi khi có cô con gái trót cho người yêu “ăn trái cấm” rồi bị anh ta “bỏ của chạy lấy người”. Họ gọi cô là “chửa hoang”, phê phán bố mẹ cô “không biết dạy con”. Lúc đó người con gái mới hiểu rằng mình đã làm khổ bản thân và khổ bố mẹ như thế nào.
 
Theo tôi, các bạn gái đừng ảo tưởng và tin lời nói “cứ có thai đi, anh sẽ cưới em!”. Cái thai không phải là lí do để một người đàn ông cưới một cô gái. Họ sẽ cưới vợ nếu như họ thật sự yêu thương, có tình cảm. Ngay cả sau này, vì lí do nào đó mà hai người không thể có con, họ cũng sẽ sẵn sàng chung lưng đấu cật, chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau vượt qua khó khăn để giữ gìn, bảo vệ hạnh phúc vợ chồng. Có bầu thì cưới, không bầu thì thôi. Phải chăng người ta đang coi phụ nữ như một món hàng, không tốt thì không mua? Các bạn gái nên suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định, nhỡ mai này bạn sinh được con nhưng chưa chắc hôn nhân của bạn vì đứa con ấy mà hạnh phúc.
 
Kiều Nguyệt Linh  (Tây Hồ)

Tin cùng chuyên mục

Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - “Bà dạy con cái kiểu gì vậy. Con cái nhà người ta thì mong cho bố mẹ sống đầu bạc răng long với nhau, còn con của bà thì lại suốt ngày xúi bẩy bố mẹ ly hôn. Nhà này vô phúc quá rồi…”.
Yêu thương thật sự không đồng nghĩa với roi vọt

Yêu thương thật sự không đồng nghĩa với roi vọt

(PNTĐ) - Trẻ em cần được sinh ra và nuôi lớn trong môi trường yêu thương, lành mạnh. Tuy nhiên, hiện nay, một số cha mẹ lại có cách hiểu sai trong quá trình nuôi dạy con dẫn tới trẻ bị tổn thương. Chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu, giáo viên dạy Kỹ năng sống tại Trung tâm Kỹ năng KTC với các cha mẹ về phương pháp nuôi dạy con tích cực.
Đổ vỡ vì xuất khẩu lao động

Đổ vỡ vì xuất khẩu lao động

(PNTĐ) - Bên cạnh những lợi ích về việc làm, tay nghề, thu nhập, xuất khẩu lao động cũng bộc lộ nhiều mặt trái mà một trong số đó là sự tan vỡ hạnh phúc ở những gia đình có người xuất ngoại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn nhưng chủ yếu vẫn là vợ chồng xa nhau lâu ngày, thiếu thốn tình cảm nên rất dễ nảy sinh tình cảm “ngoài luồng”. Một nguyên nhân khác là do ảnh hưởng của lối sống tự do ở nước ngoài nên khi về quê hương, đối mặt với cuộc sống thực tại thấy không còn phù hợp nên sẵn sàng … “đường ai nấy đi”.
Xúc động câu chuyện tìm được người thân thất lạc sau 57 năm nhờ hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư

Xúc động câu chuyện tìm được người thân thất lạc sau 57 năm nhờ hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư

(PNTĐ) - Như một phép màu, sau 57 năm thất lạc, ông Chu Nghiêm (sinh năm 1941, trú tại phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) và con gái là chị Nguyễn Thị Thủy (sinh năm 1967, trú tại xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) đã tìm được nhau nhờ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sự giúp đỡ tận tình của cán bộ, chiến sĩ Công an phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội).
Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

(PNTĐ) - Vợ chồng ông Hồng P và vợ là Ngọc Y ở Vĩnh Phúc sinh được 1 con chung là cháu A, sinh năm 2009. Năm 2021, hai ông bà ly hôn. Bà Y được tiếp tục nuôi dưỡng cháu A. Sau đó, ông P cho rằng bà Y có biểu hiện không quan tâm, chăm sóc con nên đã khởi kiện yêu cầu Tòa án hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của bà đối với cháu A trong thời hạn 2 năm tính từ ngày 1/1/2024.