Thiếu nữ... bỗng dưng mất tích:

Tuổi trẻ nông nổi, gia đình lơ là

QUỲNH AN
Chia sẻ

(PNTĐ) -Thời gian qua liên tiếp ghi nhận các sự việc thiếu nữ mất tích một cách bí ẩn khiến gia đình phải cậy nhờ cơ quan chức năng, cộng đồng tìm kiếm. Theo các chuyên gia, sự nông nổi của tuổi trẻ, lơ là của gia đình đều có thể trở thành nguyên nhân của sự việc này...

Tuổi trẻ nông nổi, gia đình lơ là - ảnh 1
Ảnh minh họa

Vụ việc cô gái L.H.N, 23 tuổi ở Chương Mỹ, Hà Nội mất tích bí ẩn từ ngày 17/7 đến nay đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Theo nguyên nhân phỏng đoán, có thể việc mất tích của N liên quan đến mâu thuẫn tình cảm với người yêu cũ sinh năm 1997. Trước đó, vào tháng 5/2022, một nữ sinh khác là N.T.H (sinh năm 2000, quê Thanh Hóa) cũng đã được tìm thấy trong tình trạng tử vong tại một nhà trọ trên địa bàn phường Dịch Vọng do uống thuốc sâu. 

Không chỉ có những vụ việc xảy ra bởi những yếu tố ngoại cảnh hoặc tâm lý, có thể thấy, nhiều nữ sinh bỗng nhiên mất tích xuất phát từ chuyện buồn gia đình, cá nhân nên tự ý bỏ học, bỏ nhà theo bạn đi chơi; một số em nhẹ dạ nghe lời xúi giục của người xấu, tin và nảy sinh tình cảm với người lạ qua mạng xã hội dẫn đến bị dụ dỗ bỏ nhà… Cũng có nhiều em muốn giúp đỡ gia đình nên đã trốn nhà đi tìm việc... Chẳng hạn vào tháng 6/2022, ông Nguyễn Văn Hương (thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) đã trình báo công an về việc con gái ông là Nguyễn Thị Thu Ngọc (sinh năm 2006) mất tích bí ẩn sau khi theo một phụ nữ vừa quen qua mạng xã hội lên TP Hồ Chí Minh tìm việc. Trước đó, bà Huỳnh Ngọc Liên, 51 tuổi, trú tại quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh đã báo cơ quan chức năng về việc con gái bà là Dương Kim Yến, 17 tuổi bỗng nhiên mất tích bí ẩn. Sau nhiều ngày tìm kiếm, Yến đã gọi điện về cho gia đình và nói đang đi làm… Hay nữ sinh N.T.T.H (sinh năm 2004, trú tại tỉnh Hà Tĩnh) đã bỏ nhà đi để tìm việc làm, sau một bài đăng của một nam thanh niên nói điều không tốt về H và chuyện tình cảm của cô. Gia đình H đã phải đăng thông tin lên mạng xã hội để nhờ giúp đỡ tìm kiếm…

Theo TS, chuyên gia giáo dục Vũ Thu Hương, nguyên Giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhiều bạn trẻ hiện nay dù đã lớn nhưng sự hiểu biết về các nguy cơ không nhiều, kĩ năng ứng phó không có, không có sự chuẩn bị cả về vật chất lẫn tinh thần cho những rủi ro có thể xảy ra… Những thiếu hụt về thông tin và kĩ năng chính là nguyên nhân lớn cho việc mất an toàn, an ninh với giới trẻ, trong đó có trẻ em gái.
Đặc biệt, hiện nay, mạng xã hội ngày càng phổ biến. Các em khi tham gia mạng xã hội có thể gặp rất nhiều nguy cơ như: Bị đánh cắp danh tính, bắt nạt trực tuyến, quấy rối tình dục trực tuyến, buôn bán người, nghiện game, lừa đảo và tiếp cận nội dung cấm, trái phép… Với những người thiếu kĩ năng nhận diện các vấn đề, quản lý cảm xúc và xử lý tốt các vấn đề gặp phải, các mối nguy hại này sẽ trở nên thường trực tiềm ẩn trong cuộc sống thực khi họ tiếp xúc với thế giới ảo. 

Vì vậy, theo TS Vũ Thu Hương, cha mẹ cần lưu ý tới việc giáo dục, trang bị kỹ năng ứng phó, ứng biến với các tình huống trong cuộc sống. Cụ thể ở lứa tuổi mầm non, các con cần thuộc thông tin về cha mẹ, gia đình còn cần được dạy về khu vực nhạy cảm trên cơ thể, học cách xác định khu vực cửa thoát hiểm, biết lựa chọn người để cầu cứu khi cần thiết… Ở tuổi tiểu học, cha mẹ cần rèn cho con cách ứng phó trong các tình huống cụ thể nhất, từ các tình huống bị bạn bè trêu ghẹo đến cả tình huống bị dụ dỗ, rủ rê. Ở lứa tuổi teen, các con còn cần học thêm rất nhiều các kĩ năng khác như tự cập nhật các thông tin nguy cơ tiềm ẩn để có phương án phòng tránh… 

“Các bạn trẻ cần hiểu cuộc sống xung quanh luôn tiềm ẩn các nguy cơ dù chúng ta sống trong bất kể môi trường nào, từ đó chủ động tìm hiểu, rèn luyện, tránh xa các cạm bẫy… để bảo vệ chính mình” - TS Vũ Thu Hương nhấn mạnh. 

Còn theo chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy (Trung tâm Tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc), ở độ tuổi từ 10-18 tuổi, cha mẹ nên hết sức quan tâm và lưu ý con cái để có những tác động kịp thời với những thay đổi cơ bản nhất của trẻ như thường xuyên tổ chức các cuộc họp gia đình, qua đó cùng con cái thảo luận, tháo gỡ những vướng mắc trong cuộc sống. Cha mẹ không áp đặt suy nghĩ, quan điểm của mình lên con cái ở tuổi vị thành niên, thay vào đó, hãy để con nói lên nguyện vọng của mình; không cố gắng kiểm soát trẻ bằng hành vi mắng chửi, đòn roi hay bày tỏ thái độ thờ ơ với trẻ mà quan tâm đến những mối quan hệ của con, những vấn đề con gặp hằng ngày một cách tinh tế, khéo léo, từ đó giải quyết những rắc rối cho con…

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.