Xử lý album cưới sau ly hôn sao cho ổn

Chia sẻ

Chia tay rồi, rất hiếm người có cái nhìn đẹp hay nói lời bao dung về quãng đời đã qua với “đối tác”. Hãy xem họ đã làm gì với cuốn album hình chung mà nhìn vào đó chỉ thấy toàn điều cay đắng.

Một bạn nữ đặt vấn đề trong một status trên Facebook: “Các mẹ đã ly hôn, xử lý thế nào với album ảnh cưới. Ngoài ảnh chụp hai đứa còn ảnh tiệc có cha mẹ họ hàng, không lẽ bỏ hết?”.

Dòng trạng thái đã nhận được nhiều bình luận từ tình huống thật, rất đáng suy nghĩ. Có bạn cho rằng nên giữ làm kỷ niệm, cũng có bạn khá gay gắt: “Đã đốt sạch. Phi tang không thương tiếc”.

Bỏ hay giữ  Abuml ảnh cưới hay ly hôn khiến nhiều người bối rốiBỏ hay giữ Abuml ảnh cưới hay ly hôn khiến nhiều người bối rối (Ảnh: minh họa).

Xử lý album cưới sau ly hôn sao cho ổn - ảnh 2
Xử lý album cưới sau ly hôn sao cho ổn - ảnh 3
Xử lý album cưới sau ly hôn sao cho ổn - ảnh 4

Có bạn bày cách hãy chịu khó chọn ra hình nào có “người ấy” thì hủy, chỉ giữ hình ảnh cha mẹ họ hàng. Nhưng khổ nỗi đa phần trong album đều có “bản mặt đáng ghét” của người cũ. 

Điểm chung trong các bình luận là ai nấy đều ngậm ngùi. Vì có hình ba mẹ nên thấy tội ghê, mà toàn “dính chùm”, không thể lọc ra được, rất khó xử lý.

Có người hỏi sao không trả lại cho đối phương, thì nhận được câu trả lời: “Bên ấy không chịu nhận”. Một bạn gay gắt: “Hình nào có dính người đó thì cắt cho bằng hết”. Liền có bạn trả lời: “Hình nào cũng có, thôi thì hủy luôn album, bỏ vô thùng rác cho rồi, chứ công đâu mà cắt ra”. 

Nói chung, ý kiến “xóa sạch, đốt sạch” chiếm phần nhiều. Dễ nhất là file điện tử, chỉ cần thao tác “delete” là xong. Người còn bỏ được huống chi hình. 

Có bạn còn bình luận vui: “Thì cứ phóng to ra treo lên tường để nhìn vào đấy biết đường mà tránh”. Một bạn khác: “Không cần như vậy vì đã ám ảnh từ trong mơ rồi”. Thêm một bình luận bông đùa: “Làm album bây giờ đâu có rẻ. In hình mới, dán đè lên cho đám cưới lần hai. Tha hồ tiết kiệm”. 

Cũng có ý kiến chững chạc, nhẹ nhàng được rất nhiều “like”: “Điều bình thường của cuộc sống mà. Kỷ vật không có lỗi vì nó chứng minh được một thời hai người đã từng rất hạnh phúc, dù ngắn. Cất vào một góc để về già coi lại biết đâu mình sẽ có những suy nghĩ khác, cảm giác khác.

Hơn nữa còn các con, chờ chúng lớn giao lại để chúng quyết định. Một bài học khi chúng trưởng thành. Ba mẹ đã có thời rất yêu nhau mới cưới nhau. Sau đó vì nhiều lý do có thể vì tính cách, vì sa ngã, vì thay lòng đổi dạ… ngàn lẻ một lý do dẫn đến chia tay cũng là kinh nghiệm sống cho chúng trong hôn nhân sau này”. 

Dễ thấy, với người quyết đoán và dứt khoát thì một động tác xóa hay hủy bằng cách đốt, bỏ thùng rác là xong.

Ảnh cưới là khoảng khắc hạnh phúc đánh giấu sự bắt đầu của một cuộc hôn nhânẢnh cưới là khoảng khắc hạnh phúc đánh giấu sự bắt đầu của một cuộc hôn nhân (Ảnh: minh họa)

Nhưng liệu có thật sự không còn “lăn tăn” nữa khi thời gian trôi đi, mọi thứ lắng xuống, thương yêu thù hận tha thứ được cân đong đo đếm cẩn thận? Nhiều điều khi nghĩ lại, phân tích lại, chuyện đúng sai bỗng được nhìn khác đi, lại thấy ai cũng có phần lỗi, chứ không chỉ “kẻ tồi ấy”.

Chỉ người trong cuộc mới hiểu rõ cảm xúc của mình. Thù hận đã nguôi ngoai, người ấy bây giờ sống có sung sướng gì đâu. Thương yêu đã nguội lạnh, nghĩ lại thấy khó tin có một thời mình sống chết với người như thế.

Nếu “kẻ phản bội” giờ sống an bình, giàu sang, thì cũng bao dung chúc mừng họ hạnh phúc. Chuyện qua rồi, hết rồi, chấm dứt rồi nghĩ ngợi làm chi. 

Tình huống xử lý một cuốn album lưu dấu kỷ niệm gia đình, trông vậy mà chẳng hề dễ. Những người không rơi vào cảnh ly hôn, tan vỡ cũng có dịp nhìn lại cuộc hôn nhân của mình.

Ai mà chẳng lắm gian truân, nhiều cay đắng, may sao rồi cũng vượt qua, vì không tình thì còn nghĩa, cuối cùng cả hai biết nhìn lại, còn kịp hàn gắn vết nứt hôn nhân.

Thế gian mỗi người một hoàn cảnh, không ai giống ai, tuy nhiên, một mẫu số chung vẫn là: cần biết phân tích đúng sai, bỏ cái riêng để lo cái chung. Khó là chỗ đó. Hôn nhân là một bài học có học phí không hề rẻ. 

                                                                                       KIM DUY/phunuonline

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.