Đồng bào Khmer là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trước thông tin tổ chức Khmer Kampuchea Krom, gồm nhiều đối tượng xấu chuyên đi vu cáo về cái gọi là "Việt Nam cướp đất của Campuchia", nay lại tiếp tục bịa đặt về tình hình người Khmer ở Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt nam đã lên tiếng bác bỏ. Đồng thời khẳng định, Đảng, nhà nước luôn nhất quán chủ trương, mọi dân tộc ở Việt Nam đều được đối xử bình đẳng và đồng bào Khmer là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Tiếp tục những luận điệu dối trá

Thời gian qua, nhiều thế lực thù địch luôn triệt để lợi dụng vấn đề quyền của người dân tộc thiểu số để chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tổ chức Khmer Kampuchea Krom là thế lực thù địch, phản động, chuyên đi tố cáo sai sự thật rằng Việt Nam "cướp đất" của Campuchia, đồng thời, xuyên tạc chống phá trắng trợn chính sách của Đảng, nhà nước và dân tộc Việt Nam.

Theo đó, các đối tượng xấu đã có nhiều hành động xuyên tạc, chống phá và vu cáo như lợi dụng việc phá bỏ cổng chào tỉnh Trà Vinh, vốn bị hư hỏng nặng và có khả năng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, cũng như việc không đưa mục dân tộc, tôn giáo vào căn cước công dân hay bịa đặt thông tin chính quyền không cho người dân tổ chức các trò chơi dân gian nhân dịp lễ Chôl Chnăm Thmây năm 2023 để đưa ra luận điệu xuyên tạc rằng "chính quyền người Việt muốn xã bỏ văn hóa của người Khmer", muốn thực hiện chính sách "đồng hóa dân tộc Khmer". Nhiều đối tượng thù địch còn công khai thách thức chính quyền nhân dân.

Đồng bào Khmer là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam - ảnh 1
Hoạt động đón Tết Chôl Chnăm Thmây không chỉ phản ánh tín ngưỡng đậm bản sắc của người Khmer mà còn thể hiện sự đa dạng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Đồng bào Khmer là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam

Về phản ứng của Việt Nam trước việc tổ chức Khmer Kampuchea Krom vu cáo bịa đặt về tình hình người Khmer ở Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã thẳng thắn bác bỏ những luận điểm sai trái này. "Chúng tôi bác bỏ những thông tin không có cơ sở, sai sự thật về tình hình người Khmer ở Việt Nam"- đại diện Bộ Ngoại giao tuyên bố.

Theo bà Phạm Thu Hằng, đồng bào người Khmer là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Đặc biệt, người Khmer vẫn chung sống hoàn toàn bình đẳng, hòa hợp và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong suốt chiều dài lịch sử đất nước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao một lần nữa khẳng định các dân tộc Việt Nam đều được đối xử bình đẳng. "Nhà nước Việt Nam bảo đảm và tạo điều kiện phát triển về mọi mặt nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp, đóng góp củng cố khối đại đoàn kết dân tộc"- bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo, mọi luận điệu xuyên tạc của các đối tượng phản động, chống phá chính quyền của nhóm người Kampuchea Khmer Krom đều được thực hiện nhằm phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.

Điều 5, Hiến pháp 2013 của Việt Nam nêu rõ: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc; ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình; Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước".

Do đó, đồng bào Khmer, cùng tất cả đồng bào các dân tộc khác, tuyệt đối không tin, không nghe theo. Đồng thời, cần phải mạnh dạn bác bỏ những quan điểm bịa đặt sai trái về chủ trương, đường lưới của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc Khmer.

Bên cạnh đó, người dân cần phải hết sức cảnh giác, tỉnh táo và không tin vào những lợi bịa đặt trắng trợn của các thế lực thù địch, đồng thời tích cực vạch trần những âm mưu, thủ đoạn chống phá của những đối tượng xấu, qua đó, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững an ninh trật tự, hướng đến xây dựng, phát triển quê hương đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

(PNTĐ) - Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn cho giáo viên/cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bào DTTS & MN của các tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025
Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

(PNTĐ) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực lan tỏa nhiều nội dung của dự án 8 đến với  phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là dự án do ội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

(PNTĐ) - Tại Ninh Thuận, Dự án 8  thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống.  Sau 3 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, định hướng của Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, Dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em.
Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.