Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Cán bộ, chiến sĩ nâng bước trẻ em dân tộc thiểu số tới trường

PHẠM HẰNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Cán bộ, chiến sỹ quân đội nâng bước em tới trường: Hỗ trợ các em trong độ tuổi đi học (từ lớp 1 đến lớp 12) là dân tộc thiểu số đang sinh sống ở khu vực biên giới, có hoàn cảnh khó khăn... được các đơn vị Quân đội nhận nuôi và hỗ trợ, giúp đỡ. Đó là nội dung tiểu dự án 3: Phát triển kinh tế xã hội - mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Thời gian qua, Chương trình "Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn biên phòng" do Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng triển khai thực hiện đã tạo cơ hội cho hàng nghìn em học sinh nghèo nơi biên giới vươn lên học tập, rèn luyện tốt.  

Với phương châm “Trao con chữ, truyền hy vọng”, năm 2016, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên Phòng đã phát động, triển khai Chương trình “Nâng bước em tới trường” nhằm giúp đỡ các học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 có hoàn cảnh khó khăn, con gia đình chính sách, người dân tộc thiểu số... Thực hiện nhiệm vụ chính trị đó, Đồn Biên Phòng Tây Yên trong những năm qua đã thực hiện tốt chương trình, giúp nhiều học sinh nghèo có thêm cơ hội đến trường.

Thiếu tá Danh Tâm - Chính trị viên phó, đồn Biên phòng Tây Yên cho biết, năm qua đơn vị đã thực hiện có hiệu quả Chương trình “Nâng bước em đến trường” 03 em dân tộc Khmer, mỗi em 500.000 đồng/tháng đến hết lớp 12. Một trong những em được Đồn giúp đỡ có hoàn cảnh khó khăn nhưng có ý chí vươn lên phải kể đến em Võ Thị Mai, Ấp 5, xã Nam Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Cha mẹ Mai làm ăn xa, dịp Tết mới về thăm nhà, mẹ bị bệnh hiểm nghèo. Mai sống với bà ngoại, từng nghĩ đến chuyện bỏ học. Thông qua địa phương, đồn Biên Phòng Tây Yên nắm được tình hình kinh tế gia đình nên đã cử cán bộ xuống tận nơi giúp đỡ để cháu được học tập. Hàng tháng cán bộ, chiến sĩ tiết kiệm lương hỗ trợ cháu 500 nghìn đồng và một số nhu yếu phẩm. Đối với các cháu học lớp 12, các chiến sĩ đã gặp gỡ tư vấn trường, định hướng tương lai cho các cháu. Những cháu nào có mong muốn trở thành bộ đội, chúng tôi luôn ủng hộ, động viên để cháu phấn đấu.

Cán bộ, chiến sĩ nâng bước trẻ em dân tộc thiểu số tới trường - ảnh 1
Thiếu tá Danh Tâm - Chính trị viên phó, đồn Biên phòng Tây Yên trao quà cho các em trong chương trình Nâng bước em tới trường

Không chỉ thực hiện tốt chương trình Nâng bước em tới trường, đồn Biên Phòng Tây Yên luôn qua tâm đến vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ người dân nghèo. Trong dịp đầu năm mới 2023, đơn vị phối hợp cùng Ủy ban MTTQ huyện An Biên và UBND xã Nam Thái tổ chức Chương trình "Xuân Biên phòng, ấm lòng dân bản" tại xã Nam Thái, chương trình gồm các hoạt động như: Gói tặng bánh tét cho người nghèo trên địa bàn xã, biểu diễn văn nghệ phục vụ bà con, trao tặng 75 suất quà, mỗi xuất 500.000 đồng/suất cho hộ dân có hoàn cảnh khó khăn và khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 10 hộ dân, với số tiền hơn 1 triệu đồng. Phát quang đường giao thông, trồng hoa, thăm, tặng quà, trang trí tết cho các hộ gia đình chính sách...

Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng báo các dân tộc là anh em ruột thịt”, để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, Cấp ủy, Ban Chỉ huy đồn đã chủ động, tích cực xây dựng lực lượng toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới rộng khắp. Tập trung hỗ trợ đồng bào, nhất là đồng bào Khmer thực hiện nhiều chương trình, phần việc. Kết quả đã xây dựng được 02 căn nhà “Đại đoàn kết”, 02 công trình dân sinh trên địa bàn biên giới biển.  hỗ trợ gạo cho 03 hộ nghèo Khmer trên địa bàn (15kg gạo/hộ/tháng). Phối hợp với Hội Phụ nữ tỉnh thực hiện Chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" tặng 01 căn nhà cho hội viên Phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn (trị giá 120 triệu đồng). Giúp dân trên 18 ngày công sửa chữa nhà ở, làm đường giao thông nông thôn, thu hoạch mùa...

Cấp ủy chỉ huy thường xuyên lãnh đạo chỉ đạo và phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động Lễ Sen Đôl Ta, Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer an toàn tiết kiệm và tổ chức thăm chúc Lễ, Tết Chùa Thứ 5 tại ấp 5 Chùa, xã Nam Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang (trao tặng mỗi phần quà = 1000.000 đ).

Từ những hoạt động trên, Đồn Biên Phòng Tây Yên đã góp sức cùng cấp ủy, chính quyền địa phương giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực Biên phòng; giúp nhân dân phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội nâng cao đời sống, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và bảo vệ vững chức chủ quyên an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Còn tại đồn Biên phòng Phú Mỹ, theo Trung tá Danh Tâm, Chính trị viên, từ năm 2014 đến nay, năm nào đơn vị cũng nhận đỡ đầu, hỗ trợ hàng chục em học sinh trên địa bàn. Mong muốn được chia sẻ với bà con những khó khăn trong cuộc sống nên khi đơn vị phát động trích tiền lương, phụ cấp giúp học sinh nghèo, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đều nhiệt tình ủng hộ. Ví như đối với chiến sĩ mỗi người đóng góp 10.000 đồng/tháng, nhưng nhiều đồng chí đã ủng hộ 20.000-30.000 đồng. Ai cũng đều mong muốn góp sức cùng địa phương giảm tỷ lệ học sinh nghèo bỏ học, mong các em cố gắng học tốt.

Một trong những học sinh đã từng nhận học bổng của chương trình Nâng bước em tới trường của đồn Biên Phòng Phú Mỹ, em Võ Văn Trọng, hiện đã tốt nghiệp THPT gửi bức thư cảm ơn tới Đồn đầy cảm động: “Hôm nay, bằng sự kính trọng và lòng biết ơn, em viết thư, gửi đến các anh, các chú, gửi đến những trái tim nhân hậu đã  giúp đỡ em, nâng bước em tới trường. Những món quà, số tiền trợ cấp tuy không lớn nhưng đã kịp thời giúp đỡ em  trong lúc khó khăn nhất. Với số tiền đó em có thể mua đồ dùng học tập và trang trải những khó khăn, phục vụ cho việc đến trường. Suốt 8 năm qua, các chú, các anh đã nâng bước em tới trường. Có thể vật chất là thứ cần thiết để em trang trải khó khăn, nhưng thứ để em luôn nhớ và luôn mang ơn nhát đó là sự chia sẻ, sự động viên từ các chú, các anh, những người luôn quan tâm, thăm hỏi em...”.

Chương trình "Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn biên phòng" do Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng được lan tỏa và trở thành một trong những nhiệm vụ đặc quan tâm hàng đầu của các đồn Biên Phòng. Tại đồn Biên Phòng Rạch Gốc, trong 5 tháng đầu năm đã tổ chức trao học bổng "Nâng bước em đến trường" cho 07 học sinh. Ngoài ra đơn vị tặng 10 xuất quà, 02 bộ sách giáo khoa cho các cháu học sinh, trị giá 5.600.000đ.

Cháu Nguyễn Trọng Hiếu, học sinh lớp 12 trường THPT Ngọc Hiển, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Bố mẹ bỏ đi từ nhỏ, ở với ông bài ngoại.  Năm nay là năm đầu tiên được nhận học bổng chương trình nâng bước em tới trường, cháu vui  mừng khi nhận được tấm lòng nhân hậu từ những người lính trong chương trình Nâng bước em tới trường. Hiếu hy vọng, sau này trở thành nhân viên truyền thông để truyền đi thông điệp yêu thương, sẻ chia nhau nhiều hơn nữa.

Là một trong những đồn Biên Phòng phía cực Nam của Tổ quốc, Thiếu tá Đinh Hoàng Thân, Đồn trưởng đồn Biên Phòng Đất Mũi cho biết, từ đầu năm tới nay, đơn vị đã vận động kinh phí xây dựng 02 căn nhà Đai đoàn kết (60 triệu/căn), 100 suất quà (300 ngàn đồng/suất) cho người nghèo, khó khăn và trao 03 suất học bổng theo Chương trình "Nâng bước em tới trương).

Cháu Đồng Quế Trân, học sinh lớp 6, trường THCS Đất Mũi, tỉnh Cà Mau đã được nhận học bổng trong chương trình nâng bước em tới trường của Đồn Biên Phòng Đất Mũi, tỉnh Cà Mau từ năm học lớp 4 nay. Là người dân tộc Khmer, gia đình nghèo, đông anh chị em, bố đánh bắt cá thường xuyên xa nhà, mẹ làm nội trợ, nhưng 6 năm học liền Trân đều là học sinh giỏi. Để có những thành tích đó, là sự cố gắng vươn lên của cháu, là những tấm lòng, sự hỗ trợ mỗi tháng 500 nghìn đồng, chiếc xe đạp và nhiều quà tặng của Đồn Biên Phòng Đất Mũi.

Những tấm lòng của người lính trong thực hiện chương trình Nâng bước em tới trường, những  món quà tuy không lớn, nhưng đã sưởi ấm trái tim của những em học sinh nghèo, mồ côi, thổi lên ngọn lửa hồng để tiếp sức các em hành trình tương lai.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".
Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Hội LHPN của nhiều địa phương đã có cách làm rất đa dạng, hiệu quả.