Cơ hội lớn mở ra cánh cửa vào thị trường châu Âu

Chia sẻ

Sau 10 năm kiên trì và theo đuổi đàm phán, vào lúc 18h15 ngày 12/2 (theo giờ Việt Nam), Nghị viện châu Âu đã chính thức bỏ phiếu với số phiếu ủng hộ ở mức kỷ lục phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định IPA giữa Việt Nam và EU.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đại diện Chính phủ ký Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA).Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đại diện Chính phủ ký Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA).

Tuần qua, tin vui đối với nền kinh tế Việt Nam sau 10 năm kiên trì và theo đuổi đàm phán, vào lúc 18h15 ngày 12/2 (theo giờ Việt Nam), Nghị viện châu Âu (EP) đã chính thức bỏ phiếu với số phiếu ủng hộ ở mức kỷ lục (đạt tỷ lệ 63,33% phiếu ủng hộ) phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Kết quả này là một thắng lợi to lớn, khẳng định uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế khi mà trước thềm bỏ phiếu rất nhiều ý kiến trái chiều đề nghị không thông qua Hiệp định này.

Ngay sau kết quả bỏ phiếu, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh đã họp báo tại Hà Nội, công bố sự kiện quan trọng này. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định: "EVFTA chính là "chìa khóa" mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng với 508 triệu dân và tổng sản phẩm nội địa (GDP) của các nước thành viên EU khoảng 18.000 tỷ USD.

EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, với kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) năm 2018 đạt 55,8 tỷ USD.

Là một FTA thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng và toàn diện, những tác động tích cực mà Hiệp định EVFTA mang lại cho nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ tác động đến nền kinh tế không chỉ trong ngắn hạn.
Về xuất khẩu (XK), ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch XK của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương với 99,7% kim ngạch XK của VN. Như vậy có thể nói gần 100% kim ngạch XK của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 7 năm. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay.

Trên thực tế, dù đã nỗ lực rất lớn, song thị phần hàng hóa của Việt Nam xuất sang EU vẫn còn khá khiêm tốn, bởi năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam đặc biệt là năng lực cạnh tranh về giá còn hạn chế. Vì vậy, cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA chắc chắn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam khi nhập khẩu vào thị trường quan trọng này, giúp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng XK của Việt Nam. Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng XK cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giày, nông thủy sản (như gạo, đường, lâm sản, thịt gia súc gia cầm, đồ uống, rau củ quả...) là rất đáng kể. Ngoài ra, các ngành hàng dịch vụ như vận tải thủy được dự báo tăng tới 100%; vận tải hàng không tăng 141%; tài chính và bảo hiểm 21%, các dịch vụ phục vụ kinh doanh khác tăng tới 80%...

Với các bà nội trợ, nhờ việc giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong hiệp định EVFTA mà hàng hóa châu Âu nhập khẩu vào Việt Nam sẽ rẻ hơn. Các mặt hàng như dệt may, linh kiện điện tử, nông lâm thủy sản nhập khẩu nhờ thuế suất được cắt giảm sẽ cạnh tranh với hàng sản xuất trong nước, và vì thế, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi. Các DN Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu dồi dào, chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU. Đặc biệt, các DN sẽ có cơ hội được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ thuật cao từ các nước EU, qua đó sẽ thêm điều kiện để nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm. Ở một mặt nào đó, hàng hóa, dịch vụ từ EU nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tạo ra một sức ép cạnh tranh để DN Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh của mình.

Thị trường EU là một trong những thị trường có đòi hỏi cao nhất trên thế giới. Việc bước qua được các rào cản thuế quan không có nghĩa là hàng hóa và dịch vụ của ta sẽ được thị trường EU chấp nhận. EU có nhiều quy định không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn sản phẩm mà cả đối với quy trình sản xuất ra sản phẩm đó vì vậy, đòi hỏi các hiệp hội và DN của ta phải không ngừng vươn lên mới có thể vượt qua được các thách thức, khai thác được các cơ hội do Hiệp định EVFTA đem lại.

Cần lưu ý là để tận dụng được ưu đãi từ Hiệp định, DN cần đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ, về tiêu chuẩn kỹ thuật và về vệ sinh an toàn động thực vật của EU. Nhiệm vụ này có sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và DN, trong đó nhà nước đóng vai trò tạo lập cơ chế, sân chơi bình đẳng, minh bạch thông tin, hỗ trợ DN, còn DN đóng vai trò then chốt và chủ động trong việc cải thiện công nghệ/kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường EU.

Hồng Quân

Tin cùng chuyên mục

Tác dụng của dược chất Cordycepin trong đông trùng hạ thảo

Tác dụng của dược chất Cordycepin trong đông trùng hạ thảo

Từ lâu, Đông Trùng Hạ Thảo đã được y học Trung Hoa sử dụng như một loại thần dược chữa bách bệnh nhờ dược chất Cordycepin quý giá của nó. Hàm lượng Cordycepin trong Đông trùng hạ thảo rất dồi dào cũng đồng nghĩa với việc loại dược liệu này đem lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
Kỳ cuối: Gỡ khó cho nhà ở công nhân

Kỳ cuối: Gỡ khó cho nhà ở công nhân

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, những người lao động (LĐ) rời các thành phố về quê gây thiếu hụt nhân lực, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sản xuất đã khiến vấn đề an cư cho công nhân trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Chăm lo, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

Chăm lo, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động diễn ra trong tháng 5 là thời điểm các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp chung tay cùng tổ chức Công đoàn quan tâm, chăm lo đời sống, việc làm cho người lao động nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
“Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 với Nông Nghiệp Sạch”

“Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 với Nông Nghiệp Sạch”

Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Sạch ngày 29/4 đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội và Hội LHPN quận Cầu Giấy tổ chức hội nghị tuyên truyền đến cán bộ, hội viên phụ nữ về “Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid 19 với Nông Nghiệp Sạch” tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị - Quận ủy Cầu Giấy.