Bạo lực, chia xa, mất mát... là những gì mà gia đình Việt đã trải qua trong năm 2020. Nhưng, cũng chính từ những yếu tố "bi" ấy, những giá trị cốt lõi của gia đình được tìm lại. Nhiều người nhận ra, cái đích cuối cùng mà mỗi người muốn hướng đến, muốn tìm về vẫn là gia đình.
Mẹ tôi làm nghề buôn bán hàng tạp hóa ở chợ. Tròn 12 tháng, mẹ có một tháng cuối năm vô cùng bận rộn. Đó là tháng Chạp - tháng chạy hàng Tết, nhà tôi vẫn thường gọi đó là “Tháng Tết của mẹ”.
Hai ông bà đèo nhau đến phòng tư vấn từ sáng sớm để hỏi về việc vợ chồng ly hôn rồi muốn quay lại với nhau thì làm thế nào? Ở tuổi xế chiều rồi, họ có cần tổ chức đám cưới lại, hay ra phường đăng ký kết hôn nữa không?...
Quan niệm “già cậy con” vẫn luôn ăn sâu trong nhận thức của con cái và cha mẹ. Do đó, trong vấn đề cha mẹ tái hôn tìm hạnh phúc, hay chấp nhận sống đơn thân ở tuổi xế chiều không chỉ cần sự quyết đoán của bản thân họ mà còn cần sự thấu hiểu từ con cháu.
Tin ông bà quyết định bán nhà, mang mấy tỷ vào nhà dưỡng lão sống mà không chia con cái phần nào không chỉ khiến mấy đứa con của họ bất mãn, mà còn trở thành chủ đề "nóng" bàn luận cả khu phố.
Cứ mỗi độ đông về, mẹ lại bắt đầu đan áo ấm cho chị em tôi. Mẹ có tài đan len khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi, vừa nhanh lại vừa đẹp. Nhờ sự đảm đang, tài giỏi ấy của mẹ, tuổi thơ của chị em tôi luôn được mặc áo len mới mẹ đan vào mỗi mùa đông.
"A, mẹ đi chợ về rồi, mẹ có mua gì cho con không?", tiếng reo vui mừng của cậu bé đón mẹ đi chợ về đầu phố khiến ta bất chợt ngẩn ngơ. Đã lâu lắm rồi, tiếng trẻ reo vui khi mẹ đi chợ về hầu như vắng bóng ở chốn đô thị.