5 bước thành lập tổ truyền thông cộng đồng

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) Theo hướng dẫn số 09/HD-BTV ngày 14/4/2023 của Hội LHPN Hà Nội về việc thành lập, vận hành và duy trì mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” thuộc dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, có 5 bước thành lập tổ truyền thông cộng đồng

5 bước thành lập tổ truyền thông cộng đồng - ảnh 1
Phụ nữ dân tộc ở Quốc Oai (ảnh minh họa)

Đó là:

Bước 1. Hội LHPN xã trực tiếp báo cáo cấp ủy, chính quyền xã về chủ trương và kế hoạch thành lập và duy trì Tổ truyền thông.

Bước 2. Hội LHPN xã rà soát, lên danh sách dự kiến thành viên Tổ truyền thông, dự kiến thành viên Ban điều hành Tổ và vận động nhân sự tham gia. Lưu ý khi vận động nhân sự tham gia cần giới thiệu tổng quan về mô hình (cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền lợi, tiêu chí thành viên, trách nhiệm của Tổ, Ban điều hành, thành viên) cho thành viên dự kiến tham gia Tổ truyền thông được hiểu rõ.

Bước 3. Hội LHPN xã tham mưu cho UBND xã ban hành quyết định thành lập Tổ và Quy chế hoạt động của Tổ

Bước 4. Ban Điều hành Tổ truyền thông xây dựng kế hoạch tổ chức lễ ra mắt tổ, kế hoạch hoạt động năm của tổ (Hội LHPN xã hướng dẫn, hỗ trợ)

Bước 5. Tổ chức lễ ra mắt

- Lựa chọn địa điểm tổ chức Lễ ra mắt: Trường hợp có nhiều Tổ truyền thông được thành lập trong cùng thời điểm, có thể tổ chức ra mắt chung tại địa điểm phù hợp.

- Chuẩn bị nội dung, chương trình, kịch bản Lễ ra mắt.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Tổ.

- Thành phần tham gia: Đại diện cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể của xã, thôn; Hội LHPN cấp trên; thành viên tổ truyền thông; người dân trong cộng đồng.

- Chương trình buổi ra mắt gồm các nội dung chính:

+ Văn nghệ chào mừng

+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

+ Công bố Quyết định thành lập

+ Thông qua quy chế hoạt động

+ Trao quyết định cho thành viên Tổ

+ Đại diện tổ truyền thông phát biểu nhận nhiệm vụ và thông tin về kế hoạch hoạt động của tổ

+ Phát biểu chỉ đạo của đại diện cấp ủy/chính quyền xã

+ Phát biểu của Hội LHPN cấp trên

+ Kết thúc.

Hướng dẫn lưu ý, để thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân trong thôn, buổi lễ ra mắt nên được kết hợp trong các hoạt động/sự kiện của thôn hoặc tổ chức một hoạt động truyền thông cụ thể ngay sau lễ ra mắt.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

(PNTĐ) - Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn cho giáo viên/cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bào DTTS & MN của các tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025
Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

(PNTĐ) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực lan tỏa nhiều nội dung của dự án 8 đến với  phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là dự án do ội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

(PNTĐ) - Tại Ninh Thuận, Dự án 8  thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống.  Sau 3 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, định hướng của Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, Dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em.
Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.