Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bắc Kạn: Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số chuyển đổi số, thực hiện tốt Dự án 3

M.THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 3 "Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, thời gian qua, Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn đã đồng hành cùng chị em người dân tộc trang bị kiến thức, kỹ năng số giúp chị em khởi nghiệp, phát triển và hội nhập.

Được biết, những năm gần đây, nhờ sớm ứng dụng công nghệ thông tin, các nền tảng mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử mà sản phẩm quần áo, gối thổ cẩm, thảo dược của HTX  Thiên An, xã Vi Hương (Bạch Thông) đã được giới thiệu, quảng bá rộng rãi đến với đông đảo khách hàng trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm của HTX đã được hợp đồng đặt hàng với các Khu du lịch Sapa (Lào Cai) và Khu du lịch Quản Bạ (Hà Giang). 

Bắc Kạn: Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số chuyển đổi số, thực hiện tốt Dự án 3 - ảnh 1

Chị Lý Thị Quyên, Giám đốc HTX Thiên An, xã Vi Hương (Bạch Thông) chia sẻ: Vài năm trở lại đây HTX đã ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng mạng xã hội để bán hàng. Tuy nhiên, kiến thức về chuyển đổi số còn rất mới với chị em phụ nữ dân tộc thiểu số. Do đó, việc ứng dụng trong thực tế kinh doanh vẫn còn lúng túng. Vì vậy, được tham gia lớp tập huấn này đã giúp tôi và các chị em có thêm kiến thức, biết thêm cách xây dựng gian hàng thương mại điện tử, lập fanpage bán hàng, kỹ thuật livestream… từ đó áp dụng vào phát triển sản phẩm của HTX, nâng cao hiệu quả và giá trị kinh tế.

Vài năm nay, chị em phụ nữ dân tộc thiểu số ở Tổ hợp tác sản xuất các loại bánh truyền thống tại khu phố B, thị trấn Yến Lạc (Na Rì) cũng đã ứng dụng tiện ích của mạng xã hội để giới thiệu, quảng bá, bán sản phẩm các loại bánh của địa phương như quẩy, bánh ngô và bánh khảo. Nhờ đó các sản phẩm của tổ hợp tác được nhiều người tiêu dùng biết đến.

Chị Nông Thị Phương Loan, người dân tộc Tày, là thành viên của Tổ hợp tác cho biết: Việc ứng dụng mạng xã hội để giới thiệu, bán hàng cũng là do các thành viên tự học, nên nhiều nội dung, tiện ích còn chưa hiểu rõ. Vì vậy, khi được tham gia lớp tập huấn về phát triển thương mại điện tử do Hội LHPN tỉnh tổ chức bản thân tôi cảm thấy như được “khai sáng”, tại đây tôi đã lĩnh hội thêm những kiến thức về xây dựng trang Fanpage, kỹ thuật livestream, cách viết câu chuyện sản phẩm… Với kiến thức được học, thời gian tới tôi cùng với các thành viên của tổ hợp tác sẽ ứng dụng trong thực tế hoạt động, qua đó tìm kiếm cơ hội kết nối, quảng bá sản phẩm, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình khởi nghiệp thành công.

Bắc Kạn: Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số chuyển đổi số, thực hiện tốt Dự án 3 - ảnh 2
Hội viên, phụ nữ tỉnh Bắc Kạn tham gia lớp tập huấn về thương mại điện tử

Những năm gần đây, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn cho phụ nữ người dân tộc, như: Sử dụng Facebook cho hội viên thúc đẩy hoạt động kinh doanh; hỗ trợ thiết lập xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm trên môi trường trực tuyến; kết nối, tư vấn, hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và kỹ năng livestream bán hàng cho hội viên, phụ nữ kinh doanh khởi nghiệp. Thông qua các khóa tập huấn, nhiều hội viên hội phụ nữ đã được nâng cao kiến thức về khởi nghiệp, biết lập trang kinh doanh trên Facebook, bán hàng online để tăng thu nhập.

Trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành nhiều mô hình khởi nghiệp của hội viên, phụ nữ là người dân tộc thiểu số có ứng dụng công nghệ thông tin và các nền tảng số trong quá trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mang lại hiệu quả rõ rệt.

Bắc Kạn: Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số chuyển đổi số, thực hiện tốt Dự án 3 - ảnh 3
Các lớp tập huấn huấn về thương mại điện tử góp phần giúp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn dần hòa mình vào quá trình chuyển đổi số

Mới đây, Hội LHPN tỉnh tiếp tục phối hợp tổ chức lớp tập huấn phát triển thương mại điện tử cho 100 hội viên, phụ nữ kinh doanh khởi nghiệp, khởi sự OCOP. Các hội viên, phụ nữ là giám đốc, thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về bán hàng trên các nền tảng số, kỹ thuật chụp ảnh sản phẩm để quảng bá trên các sàn thương mại điện tử, cách viết câu chuyện sản phẩm, câu chuyện vùng trồng và livetream bán hàng..

Những hoạt động hỗ trợ cụ thể, thiết thực của các cấp Hội trong thời gian qua đã giúp cho hội viên phụ nữ người dân tộc thiểu số trong tỉnh dần hòa mình vào quá trình chuyển đổi số, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát huy sự chủ động, sáng tạo trong thực tế sản xuất, kinh doanh. Mặc dù vậy, để đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số hiện nay, đòi hỏi mỗi phụ nữ cần thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện thêm để tiếp cận kiến thức, kỹ năng mới bằng việc tự nghiên cứu, học hỏi từ sách báo, các phương tiện thông tin và tích cực tham gia các lớp tập huấn.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

(PNTĐ) - Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn cho giáo viên/cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bào DTTS & MN của các tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025
Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

(PNTĐ) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực lan tỏa nhiều nội dung của dự án 8 đến với  phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là dự án do ội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

(PNTĐ) - Tại Ninh Thuận, Dự án 8  thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống.  Sau 3 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, định hướng của Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, Dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em.
Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.