Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thực hiện dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, trong năm qua nhiều địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động và đạt được những kết quả đáng khích lệ.


Dự án 6 nhằm hướng tới mục tiêu: Khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào DTTS và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Thực hiện dự án, ngành VH-TT Quảng Bình đã triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch bền vững.

Thực hiện Dự án đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất. Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Dự án phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc, các vùng miền gắn với phát triển du lịch, củng cố quốc phòng, an ninh. Ưu tiên lựa chọn các nội dung đầu tư có định mức cao hơn để tổ chức thực hiện đối với các đối tượng thụ hưởng; đảm bảo nguyên tắc không trùng lắp giữa các hoạt động, nội dung đầu tư của các Dự án đối với cùng một địa bàn, cùng một đối tượng thụ hưởng. Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ việc thực hiện Dự án ở các cấp, các ngành. Phòng, chống, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quá trình thực hiện Dự án.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry cho rằng, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch phải dựa trên quan điểm phát triển bền vững và du lịch bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS tại chỗ. Đồng thời cần định vị, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm. Việc triển khai chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, góp phần vừa phục hồi, bảo tồn, phát huy nhiều giá trị văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của các vùng, miền trên cả nước, vừa tạo thêm việc làm, tăng thu nhập; qua đó, thúc đẩy quá trình xóa đói, giảm nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số - ảnh 1

Giữ gìn nghề thêu truyền thống của người Dao xã Phong Minh, huyện Lục Ngạn

Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có hai DTTS chính là: Bru-Vân Kiều (thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer gồm 4 tộc người: Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì) và dân tộc Chứt (thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường gồm 5 tộc người: Sách, Mày, Rục, A Rem, Mã Liềng). Các DTTS còn lại với số dân không nhiều, như: Thổ, Mường, Tày, Thái, Pa Cô... Địa bàn cư trú của các DTTS ở tỉnh thuộc các xã vùng sâu, vùng cao của các huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa.

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo. Từ đó, tạo tiền đề để tỉnh triển khai thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh được đồng bộ.

Ông Mai Xuân Thành, Phó Giám đốc Sở VH-TT cho biết: Thời gian qua, sở đã triển khai các nội dung của dự án 6, như: Xây dựng các tủ sách cộng đồng tại xã Trọng Hóa, Dân Hóa (Minh Hóa), xã Thanh Hóa (Tuyên Hóa), thị trấn Nông trường Việt Trung (Bố Trạch); xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian cho đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều tại xã Trường Sơn, Quảng Ninh; hỗ trợ trang thiết bị văn hóa cho các thôn, bản vùng đồng bào DTTS tại các huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa.

Ngoài ra, còn có các hoạt động khác được triển khai, như: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều tại xã Trường Xuân, Quảng Ninh; tổ chức hoạt động thi đấu thể thao truyền thống cấp huyện (Minh Hóa); kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS tỉnh Quảng Bình; bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội mừng cơm mới của người Bru-Vân Kiều xã Ngân Thủy, Lệ Thủy để khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch; xây dựng mô hình phát triển đời sống văn hóa các DTTS trên địa bàn xã Dân Hóa, Minh Hóa...

Các hoạt động của dự án đã góp phần khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào DTTS và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc.

Việc thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch đã tạo nên những sản phẩm du lịch khá hấp dẫn. Một số mô hình phát triển du lịch đã hình thành và được các công ty tổ chức hoạt động khá hiệu quả, như: Khám phá hang động thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Bru-Vân Kiều, khám phá khe Nước Trong, suối Tiên và chinh phục thác Cổng Trời-Bãi Đạn (Công ty TNHH Thông tin và Du lịch Netin-Netin Travel khai thác); trải nghiệm thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Rục ở xã Thượng Hóa (Công ty TNHH Oxalis Holiday thực hiện việc khai thác thử nghiệm); dự án du lịch suối nước nóng Bang Onsen Quảng Bình (Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh)…

Bình Thuận hiện có 35 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 34 dân tộc thiểu số (DTTS). Mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hóa riêng, vừa thể hiện bản sắc tộc người, vừa góp phần làm phong phú, đa dạng cho nền văn hóa chung. Những năm qua, hệ thống văn hóa từ tỉnh tới cơ sở đã coi trọng việc phát hiện, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng, phát hiện giá trị mới về văn học - nghệ thuật của các DTTS.

Tuy nhiên, dưới sự tác động của đời sống kinh tế, xã hội, sự giao thoa, du nhập văn hóa của các vùng miền, một số giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào không còn lưu giữ được hoặc bị biến đổi, không đúng nguyên gốc của nó. Vì thế, nguồn lực từ Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: 2021 - 2025 sẽ là “đòn bẩy” góp phần quan trọng vào bảo tồn, gìn giữ tài sản vô giá của vùng đất.

Là đơn vị được UBND tỉnh giao triển khai thực hiện Dự án 6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Bảo tàng tỉnh tiến hành khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin về thực trạng lễ hội và nghệ thuật trình diễn dân gian của các dân tộc. Dự kiến bắt đầu từ tháng 10/2023 tiến hành mở các lớp truyền dạy, hỗ trợ lễ vật, trang phục, nhạc cụ cho các dân tộc. Cụ thể, mở lớp truyền dạy kỹ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp (Bắc Bình); truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian (dân ca, dân vũ, dân nhạc) dân tộc Cờ ho tại 2 xã Đông Giang, La Dạ (Hàm Thuận Bắc). Cùng với đó, trình diễn, tái hiện Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận tại 4 đền tháp: Đền thờ Pô Nít, xã Phan Hiệp (Bắc Bình); Miếu Bà Chúa, xã Phú Lạc và Đền thờ Pô Nrop, xã Phong Phú (Tuy Phong). Sản xuất phim tài liệu về Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền. Tập huấn về phương pháp, kỹ năng xây dựng mô hình di sản kết nối với các hành trình du lịch và mua, lắp đặt trang thiết bị, vật dụng cần thiết phục vụ xây dựng mô hình kết nối với các hành trình du lịch di sản văn hóa Chăm.

Ngoài ra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ thực hiện hỗ trợ chống xuống cấp di tích cấp quốc gia Đền thờ Pô Nít xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình. Hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể thao đối với nhà văn hóa, khu thể thao thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở một số thôn thuộc huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh và Đức Linh… Hướng đến mục tiêu chung là khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào DTTS và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".
Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Hội LHPN của nhiều địa phương đã có cách làm rất đa dạng, hiệu quả.