Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bình Phước: Bộ đội biên phòng giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đồn biên phòng cửa khẩu (BPCK) Hoàng Diệu (Bình Phước) đứng chân trên địa bàn xã Hưng Phước (Bù Đốp) - nơi có 30% số dân là người dân tộc thiểu số. Thời gian qua, thực hiện Tiểu dự án 3: Phát triển kinh tế xã hội - mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, các cán bộ, chiến sĩ đã có nhiều hoạt động hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số nâng cao điều kiện s sống.

 Những năm qua, Đồn BPCK Hoàng Diệu luôn đồng hành với chính quyền địa phương và nhân dân trên địa bàn xã Hưng Phước. Thực hiện nhiều chương trình, mô hình nhằm từng bước xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân khu vực biên giới, đặc biệt như "Mô hình Bò giống cho người nghèo nơi biên giới”. Cùng với đó đồn BPCK Hoàng Diệu luôn đặt nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm. xuyên suốt, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ.

Trong năm qua, đơn vị đã chủ trì phát hiện, ngăn chặn, xử lý 13 vụ/11 đối tượng. Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu làm tốt hoạt động xuất, nhập cảnh; phối hợp với Hải quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ phương tiện xuất, nhập khẩu theo đúng quy định.

Đơn vị tích cực tham mưu, phối hợp với địa phương đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng, củng cố nền biên phòng toàn dân và thế trận lòng dân vững chắc ở khu vực biên giới; thực hiện có hiệu quả phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới; phát huy tốt vai trò của cán bộ, đảng viên đồn tham gia cấp ủy Đảng, đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ các ấp, đảng viên Đồn biên phòng phụ trách hộ gia đình trong xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh.

Bình Phước: Bộ đội biên phòng giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số - ảnh 1
Đồn biên phòng cửa khẩu Hoàng Diệu giúp đỡ nhân dân làm ăn kinh tế

Ấp 4, xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp (Bình Phước) có nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số hoàn cảnh khó khăn. Chi bộ ấp có 18 đảng viên (Đảng viên chính thức 17, Đảng viên dự bị 01). Việc tìm nguồn xây dựng nguồn Đảng viên mới vẫn còn khó khăn. Theo đồng chí Vũ Khắc Tăng, Bí thư Chi bộ ấp 4, nguyên nhân do các thanh niên đều đi làm ăn xa. Nhận rõ vấn đề này, khi tham gia sinh hoạt tại Chi bộ ấp 4, đảng viên, Thiếu tá QNCN Nguyễn Văn Trung, Phó đội trưởng Đội Vận động quần chúng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Hoàng Diệu đã mạnh dạng phối hợp, tham mưu cho chi bộ làm tốt công tác bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng. Vừa qua, chi bộ đã bồi dưỡng kết nạp được quần chúng ưu tú Bùi Thị Phương Linh vào Đảng.

Đảng viên trẻ Bùi Thị Phương Linh tâm sự: “Tôi nhận thức sâu sắc rằng, vào Đảng và thực hiện nhiệm vụ đảng viên không phải là những chuyện xa lạ mà chính là gương mẫu, đi đầu trong các việc làm cụ thể hằng ngày. Đây là điều kiện tốt để tôi tu dưỡng rèn luyện, cống hiến trưởng thành, sống có nghĩa, có tình, phát huy sức trẻ, phẩm chất của mình trong xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng ấp biên giới phát triển”. Trở thành đảng viên, chị Linh luôn xung phong nhận về mình việc khó, gần gũi vận động, giúp đỡ bà con, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ, giúp ấp 4 giảm từ 7 hộ nghèo xuống còn 2 hộ nghèo.

Với phương châm “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng đồng bào”, BĐBP Cửa khẩu Hoàng Diệu thường xuyên rút kinh nghiệm xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình hiệu quả, như: “Thầy thuốc mang quân hàm xanh”, “Con nuôi đồn biên phòng”, “Dê giống cho người nghèo”, “Mái ấm biên cương”, "Hũ gạo tình thương"... tặng gạo, bò giống cho hộ nghèo; giúp dân thu hoạch nông sản, sửa chữa nhà ở, khắc phục hậu quả thiên tai, góp phần xóa đói giảm nghèo, củng cố mối quan hệ đoàn kết quân dân nơi biên giới. Thực hiện chương trình “Nâng bước em tới trường”, năm 2023, đơn vị đã giúp đỡ 21 học sinh có hoàn cảnh khó khăn; đỡ đầu một cháu “Con nuôi đồn Biên phòng”…

Gia đình ông Điểu Úc, ngụ tại ấp Bù Tam, xã Hưng Phước là một trong 5 hộ nghèo được Đồn BPCK Hoàng Diệu trao tặng bò giống. Ông xúc động nói: “Gia đình tôi có vợ bị bệnh, con nhỏ không làm được nên đời sống gia đình gặp khó khăn. Được bộ đội hỗ trợ bò giống, gia đình tôi rất cảm động”. Theo Thượng tá Bùi Gia Lượng, Chính trị viên Đồn BPCK Hoàng Diệu, đơn vị đã trích từ nguồn thu tăng gia sản xuất, triển khai mô hình "Hũ gạo tình thương", mỗi tháng hỗ trợ hai hộ khó khăn trên địa bàn, mỗi hộ 15kg gạo.

Là người gắn bó với Đồn BPCK Hoàng Diệu nhiều năm, ông Vũ Khắc Tăng, xã Hưng Phước cho biết: Cán bộ, chiến sĩ của đồn rất gần gũi, quan tâm từng bữa ăn, hoàn cảnh các gia đình ở đây. Những năm qua, Đồn BPCK Hoàng Diệu đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều từ xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương đến gặt lúa, hái tiêu, phát quang, làm đường giao thông, hỗ trợ phương tiện sinh kế... Tất cả việc làm đó đều được các anh bộ đội thực hiện bằng tình yêu thương và trách nhiệm với nhân dân. Hình ảnh cán bộ, chiến sĩ  biên phòng Đồn BPCK Hoàng Diệu luôn gần gũi, ngày đêm đồng hành, sát cánh và trở thành chỗ dựa vững chắc cho chính quyền, nhân dân khu vực biên giới với cuộc chiến chống đói nghèo, lạc hậu, cùng nhau vun đắp một dải biên cương giàu mạnh, no ấm, bình yên, phát triển bền vững./.

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

(PNTĐ) - Với mong muốn cải thiện điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ các em nhỏ có bữa ăn đầy đủ và ấm áp hơn, một nhà ăn mới cùng các trang thiết bị cần thiết cho trường học đã được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trao tặng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú - THCS Sủng Máng, huyện Mèo Vạc.
Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.