Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ​

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương, tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội ở khu vực biên giới (KVBG) tỉnh Kon Tum đã có chuyển biến rõ rệt. Đây là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Tiểu Dự án 3 "Phát triển kinh tế xã hội-mô hình bộ đội gắn với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo bền vững

Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kon Tum quản lý, bảo vệ đường biên giới dài 292,913 km, tiếp giáp với Lào (154,222 km) và Campuchia (138,691 km); gồm có 83 vị trí, 96 mốc quốc giới. Khu vực biên giới tỉnh có diện tích tự nhiên 4.331,44 km2; dân số 17.694 hộ/64.275 khẩu, có 24 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) là 13.377 hộ/49.629 khẩu, chiếm 75,6% sinh sống trên 99 thôn (làng) thuộc 13 xã của 04 huyện biên giới gồm: Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Ia H’Drai.

Cơ sở hạ tầng, bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng lên. Tình hình chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia được giữ vững; an ninh chính trị (ANCT), trật tự an toàn xã hội (TTATXH) cơ bản ổn định, Nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.

Tuy nhiên, so với mặt bằng chung trên địa bàn tỉnh, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, nhất là đồng bào DTTS ở KVBG tỉnh Kon Tum vẫn còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, chiếm 21,1%; trình độ dân trí thấp và không đồng đều, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của trên,...; ý thức, vai trò làm gương, đi đầu của một số ít cán bộ, công chức cấp xã, thôn chưa được phát huy; một số hủ tục, tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ hoàn toàn; ANCT, TTATXH trên khu vực vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố phức tạp; thời tiết, khí hậu, dịch bệnh diễn biến khó lường, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân nơi đây.

Tuy nhiên, với quyết tâm chính trị và sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của các cấp lãnh đạo; sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị; đặc biệt, các đơn vị BĐBP đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, Mặt trân Tổ quốc,... triển khai thực hiện tốt Cuộc vận động bằng những mô hình, công trình, phần việc giúp dân cụ thể, thiết thực, phù hợp. Nhờ đó đã đem lại hiệu quả khá tích cực, từng bước làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần giữ vững ANCT, TTXH khu vực biên giới.

Nhiều mô hình trợ giúp hộ gia đình nghèo cũng đã được triển khai, mang lại hiệu quả thiết thực

Nhiều mô hình, chương trình, phần việc cụ thể, thiết thực, hiệu quả như: Mô hình “Phân công sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp người DTTS kết nghĩa giúp hộ người DTTS nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên KVBG”, “phân công đảng viên Đồn Biên phòng phụ trách hộ gia đình”, “Con nuôi Đồn Biên phòng”, “Hỗ trợ bò giống sinh sản cho người nghèo tại các xã biên giới”, “Nuôi heo lai rừng”, “Thôn đạo bình yên”, “Mỗi tuần làm sạch một thôn làng”; chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, “Nâng bước em tới trường”; Dự án “Cán bộ chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”... qua đó đã tuyên truyền, từng bước làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững trên chính đôi tay, mảnh đất của mình.

Những năm gần đây, chủ trương phân công đảng viên đồn biên phòng tham gia sinh hoạt chi bộ thôn, làng và phụ trách hộ gia đình luôn được Đảng ủy, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh triển khai một cách sâu rộng, đa dạng và đạt được những kết quả thiết thực. Đây là tiền đề quan trọng để từng bước hiện thực hóa Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Với vùng đất mới Ia Tơi, sự đồng hành của 3 đồn biên phòng Sê San, Sa Thầy và Hồ Le gắn liền với phong trào quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới đã mang đến thêm nhiều cơ hội để người dân tự tin vươn lên trong cuộc sống.

Bên cạnh sự hiện diện của đảng viên đồn biên phòng tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thôn (làng), mô hình đảng viên Biên phòng phụ trách hộ gia đình, đảng viên đồn biên phòng người DTTS kết nghĩa đỡ đầu hộ gia đình đồng bào DTTS được triển khai rộng khắp giúp cho “lộ trình” làm thay đổi nếp nghĩ cách làm của bà con được rút ngắn hơn.

Trung tá Cao Hồng Minh - Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn Biên phòng Hồ Le chia sẻ: Trên địa bàn xã Ia Tơi, chúng tôi phân công 5 đảng viên phụ trách 22 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Anh em thường xuyên bám nắm tình hình, việc nhỏ thì trực tiếp giúp đỡ hỗ trợ, còn việc lớn thì tham mưu đề xuất với cấp ủy, ban chỉ huy đơn vị để xử lý giải quyết.

Ở địa bàn thôn 1 và thôn 7 vừa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, dấu ấn đảng viên Biên phòng được thể hiện đậm nét hơn khi có đủ “bộ ba” đảng viên tăng cường 3 cấp. Bên cạnh cán bộ tăng cường xã, đảng viên tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thôn, Đồn Biên phòng Sa Thầy tăng cường đội ngũ đảng viên phụ trách hộ gia đình, trong đó có đảng viên Biên phòng người DTTS kết nghĩa đỡ đầu hộ gia đình DTTS.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo  ​ - ảnh 1
Đồn Biên phòng Sa Thầy giúp dân chỉnh trang khu dân cư. Ảnh: T.K.N

Trung tá Hồ Văn Hạ - Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn Biên phòng Sa Thầy cho biết: Ngoài những kiến thức về quốc phòng - an ninh, chúng tôi còn làm tốt vai trò của người tiếp sức trên lĩnh vực kinh tế - văn hóa xã hội. Nhiều đồng chí tự bỏ tiền túi, khi thì hỗ trợ bà con cây, con giống, lúc thì giúp ngày công sửa lại mái nhà, chuồng trại chăn nuôi. Biết việc gì làm việc đó, miễn là đồng hành giúp đỡ bà con nhân dân phát triển vươn lên.

Đối với Đồn Biên phòng Sê San, nhiều mô hình đảng viên trợ giúp hộ gia đình nghèo cũng đã được triển khai, mang lại hiệu quả thiết thực. Điển hình trong số đó là mô hình “Tổ đảng nhận đỡ đầu hộ gia đình thoát nghèo bền vững” hiện đang được triển khai ở 3 tổ đảng trực thuộc Chi bộ Đồn Biên phòng Sê San. Để tạo nguồn vốn ban đầu, chi bộ hỗ trợ một cặp heo giống và giao cho tổ đảng giúp gia đình xây dựng chuồng trại, hỗ trợ kiến thức phòng tránh dịch bệnh, cũng như những kinh nghiệm chăn nuôi. Sau thời gian triển khai, mô hình tổ đảng đỡ đầu hộ gia đình đã mang đến những tín hiệu tích cực.

Hàng năm, thông qua Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, gắn với “Ngày hội bánh chưng xanh”, “Tết vì người nghèo”, “Ngày hội Biên phòng toàn dân” … BĐBP tỉnh Kon Tum đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành của tỉnh vận động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân và các nhà hảo tâm xây dựng nhà “Đại đoàn kết”, “Mái ấm tình thương”, triển khai các mô hình sinh kế: “Bò giống sinh sản”, trồng sâm dây, xây dựng nhà vệ sinh, tặng máy vi tính, xe đạp cho học sinh.

Các đơn vị cũng tổ chức tặng hàng trăm suất quà cho các già làng, trưởng thôn, người có uy tín, gia đình chính sách, người có công, gia đình có hoàn cảnh khó khăn và các cá nhân tiêu biểu trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới...

Các mô hình, cách làm trên luôn được tổ chức thường xuyên, gắn với việc hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn người dân cách chăm sóc, trồng trọt, chăn nuôi các loài cây, con có giá trị, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, thói quen, tập quán của đồng bào. Từ những việc làm thiết thực này đã góp phần nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho Nhân dân trên địa bàn biên giới.

Số hộ đồng bào DTTS trên địa bàn biên giới tỉnh Kon Tum được tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và nội dung cơ bản của Cuộc vận động đạt 100%. Số hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo trên địa bàn biên giới thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tích cực phát triển kinh tế, tự vươn lên thoát nghèo bền vững, đạt 5,61%. Số hộ đồng bào DTTS tại địa bàn biên giới cam kết bỏ dần các hủ tục, tập quán lạc hậu, thực hiện nếp sống văn hóa mới đạt 98%.

Số hộ đồng bào DTTS trên địa bàn biên giới biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi; tham gia hợp tác xã sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, biết chi tiêu hợp lý, tích lũy vốn tái sản xuất... đạt 26%. Số hộ đồng bào DTTS trên địa bàn biên giới có đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, mức thu nhập cao hơn mức trung bình chung của người DTTS trong tỉnh đạt 30%; số hộ có nhà ở kiên cố, đạt 30%; số hộ có một số vật dụng thiết yếu như: ti vi, xe máy..., đạt trên 80%.

Những con số “biết nói” nêu trên đang tiếp tục được lan tỏa, nhân rộng bởi từng ngày, từng giờ, tại đây, nhiều việc làm thiết thực, hiệu quả của các cán bộ, chiến sĩ và cấp uỷ, đơn vị thuộc BĐBP tỉnh Kon Tum cũng như của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp tại các địa bàn KVBG tỉnh Kon Tum vẫn liên tục diễn ra, được người dân địa phương đón nhận, làm theo; qua đó từng bước tiếp tục làm chuyển đổi nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm để giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo bền vững./.

 

Tin cùng chuyên mục

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

(PNTĐ) - Vừa qua, tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Lễ khánh thành và trao tặng nhà lớp học điểm Trường Mầm non Minh Thắng, xã Việt Vinh. Đây là công trình điểm trường vùng cao được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tài trợ 400 triệu đồng kinh phí để xây dựng.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".