Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: "Công tác tuyên truyền là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi Chương trình MTQG "

HỒNG PHÚC
Chia sẻ

(PNTĐ) -Chiều 5/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp với đại diện lãnh đạo một số vụ, đơn vị chức năng của UBDT về tình hình thực hiện các kế hoạch, dự án tuyên truyền Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).

Tại cuộc họp, căn cứ vào nhiệm vụ được giao trong việc thực hiện kế hoạch, dự án tuyên truyền thực hiện Chương trình MTQG 1719, các vụ đơn vị báo cáo với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh về tiến độ, kết quả triển khai công việc, đặc biệt là nêu rõ những khó khăn vướng mắc, kiến nghị đề xuất tháo gỡ. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh:
Quang cảnh cuộc họp

Báo cáo với Bộ trưởng, Chủ nhiệm, bà Hoàng Thị Lề - Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền cho biết, là đầu mối triển khai xây dựng kế hoạch, dự án tuyên truyền về Chương trình MTQG 1719, thực hiện nhiệm vụ 2023, Vụ Tuyên truyền đã chủ động phối hợp với các vụ, đơn vị, các cơ quan báo chí Trung ương xây dựng các kế hoạch, nội dung, đề tài tuyên truyền các dự án, tiểu dự án Chương trình MTQG. 

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả, lan tỏa công tác tuyên truyền nội dung các Dự án, Tiểu dự án,  Vụ Tuyên truyền, cùng các vụ, đơn vị được giao Dự án tuyên truyền đã triển khai xem xét, đặt hàng với các cơ quan thông tấn báo chí uy tín, đủ cơ sở pháp lý, năng lực về chuyên môn ở nhiều loại hình, như: Báo viết, báo điện tử, báo nói, báo hình... phối hợp xây dựng kế hoạch tuyên truyền với nội dung phù hợp, đa dạng với đối tượng bạn đọc là đồng bào vùng DTTS và miền núi. Trong đó, nhiều kế hoạch đã được lãnh đạo UBDT phê duyệt.

Tuy nhiên, quá trình triển khai các dự án, nhiệm vụ, đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị cũng đề cập một số vướng mắc, hạn chế trong xây dựng kế hoạch; khối lượng công việc phải thẩm định đa dạng, trong khi đó, nhân lực và năng lực về chuyên môn để  thẩm định trong lĩnh vực thực hiện công tác tuyên truyền còn hạn chế; các văn bản hướng dẫn liên quan đến thẩm định, dự toán tài chính, cơ chế thực hiện một số nhiệm vụ được giao của các vụ, đơn vị tại Chương trình MTQG 1719, vẫn còn có sự chưa thống nhất; ví dụ như cũng là cơ quan báo chí, nhưng có đơn vị đặt hàng, có đơn vị giao nhiệm vụ… ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện... cần có sự tháo gỡ kịp thời.

Lắng nghe báo cáo của các vụ, đơn vị thực hiện các dự án tuyên truyền, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh phát biểu nêu rõ: Công tác tuyên truyền, truyền thông tại vùng DTTS và miền núi, có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, kết nối cộng đồng, chia sẻ thông tin, làm thay đổi nhận thức, là một trong những yếu tố duy trì và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và Chương trình MTQG 1719 nói riêng, sẽ là động lực góp phần để đồng bào các dân tộc nâng cao nhận thức, phát huy ý chí tự lực, tự cường, ra sức thi đua, tích cực phát triển kinh tế, giữ vững quốc phòng - an ninh, xây dựng và củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh. 

"Các vụ, đơn vị được giao nhiệm vụ cần đẩy nhanh tiến độ công việc, triển khai tích cực các kế hoạch, dự án thông qua nhiều kênh khác nhau, từ trực tiếp đến gián tiếp, nhất là thông qua truyền thông đại chúng. Cần nhận thức rõ công tác tuyên truyền là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi Chương trình MTQG, công tác tuyên truyền phải đi trước một bước...", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nhấn mạnh.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh lưu ý,  trong xu thế phát triển của các loại hình truyền thông như hiện nay, làm công tác truyền thông cho đồng bào DTTS cần nâng cao chất lượng, thay đổi hình thức, đa dạng, bằng nhiều tiếng dân tộc trên đài phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử; biên soạn và phát hành ấn phẩm thông tin (áp phích, tranh cổ động, sổ tay, cẩm nang hướng dẫn...).Tuy nhiên, cũng cần chú ý, lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền, bảo đảm không được trùng lắp đối tượng thụ hưởng.

Đặc biệt, việc xây dựng, triển khai các mô hình tuyên truyền, dự án tuyên truyền cần chú trọng tính đặc thù phù hợp với điều kiện của từng vùng, bảo đảm chất lượng, hiệu quả...  để đồng bào hiểu, nhận thức sâu sắc hơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước dành cho đồng bào, từ đó đồng bào tích cực, chủ động tham gia thực hiện hiệu quả Đề án tổng thể và Chương trình MTTQ 1719. "Không bằng mọi giá để sử dụng hết nguồn kinh phí hỗ trợ tuyên truyền của Nhà nước", Bộ trưởng Hầu A Lềnh nhấn mạnh. 

 Ngoài ra, Bộ trưởng lưu ý, cần biết kết hợp các loại hình khác nhau trên các nền tảng, đưa công nghệ vào báo chí, truyền thông để truyền tải thông tin nhanh, hiệu quả. Đặc biệt, Bộ trưởng, Chủ nhiệm yêu cầu, cần nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh hoan nghênh các vụ, đơn vị đã có nhiều cố gắng để triển khai các nhiệm vụ được giao, nhưng cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ. Các đơn vị phải phối hợp thật tốt, ngay từ trong nội bộ đơn vị; đồng thời đẩy mạnh phối hợp giữa các vụ, đơn vị với nhau để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền...

Đối với  khó khăn vướng mắc của các vụ, đơn vị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh yêu cầu, các vụ, đơn vị cần rà soát lại các dự án tuyên truyền, có báo cáo cụ thể rõ ràng, trong đó nêu rõ những vướng mắc, đề xuất hướng giải quyết... gửi về Vụ Kế hoạch - Tài chính tổng hợp đánh giá và tham mưu để trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét quyết định trong thời gian sớm nhất.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

(PNTĐ) - Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn cho giáo viên/cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bào DTTS & MN của các tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025
Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

(PNTĐ) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực lan tỏa nhiều nội dung của dự án 8 đến với  phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là dự án do ội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

(PNTĐ) - Tại Ninh Thuận, Dự án 8  thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống.  Sau 3 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, định hướng của Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, Dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em.
Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.