Cây gai xanh giúp phụ nữ dân tộc đổi đời

TRUNG THU
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trước đây, phụ nữ dân tộc Thái ở xã Liên Hòa, cách trung tâm huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La 50km thường chỉ dựa vào cây ngô, cây lúa để sống. Nhưng gần đây, họ đã biết dựa vào cây gai để giúp cho mình tăng thu nhập, nâng cao mức sống.

Một trong những phụ nữ nhận được nhiều sự đổi thay từ dự án trồng cây gai xanh là chị Quách Thị Tằng (sinh năm 1991). Như nhiều gia đình khác, gia đình chị Tằng từng mưu sinh bằng nghề nông, hàng năm, thu nhập từ cây lúa và ngô chỉ khoảng 20 triệu đồng. Mức thu nhập này rất khiêm tốn, nhất là cho nhu cầu của cả gia đình chị.

Cây gai xanh giúp phụ nữ dân tộc đổi đời - ảnh 1
Cây gai xanh giúp phụ nữ dân tộc đổi đời

Năm 2017, chị Tằng được phổ biến về dự án “Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch” do chính phủ Australia tài trợ. Trong đó, Công ty Vinafi và Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Sơn La được chọn làm đối tác để phát triển vùng nguyên liệu gai xanh và truyền đạt cho bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây gai. Dự án cũng tập trung khuyến khích phụ nữ tham gia vào dự án.

Tham gia dự án, chị Tằng được tập huấn cách gieo hạt, trồng và xử lý sợi gai, quy trình sản xuất. Sau đó, chị và bà con dân tộc thiểu số còn được cung cấp máy móc và được cam kết thu mua nguyên liệu gai với giá đã thỏa thuận trước.

Chị Tằng trở thành nhóm trưởng nhóm trồng gai xanh của bản Nôn. Chị còn thuyết phục bà con chuyển sang trồng gai xanh thay vì chỉ làm nông nghiệp thuần túy. Cuối năm 2018. Xã Liên Hòa có 6 hộ gia đình trồng gai xanh trên tổng diện tích 4 hecta.

Cây gai xanh giúp phụ nữ dân tộc đổi đời - ảnh 2
Vị thế, vai trò của người phụ nữ dân tộc thiểu số trong gia đình cũng được cải thiện

Do thực hiện theo đúng hướng dẫn, chị Tằng và các hộ gia đình đã có được kết quả đầu tiên với mức thu nhập được cải thiện thấy rõ. Không chỉ vậy, việc chăm sóc cây gai xanh cũng không tốn nhiều công sức, cây lại có tuổi thọ lâu, ít sâu bệnh.

Từ lợi ích này, chị đã rủ thêm họ hàng, bà con cùng tham gia trồng cây gai xanh. Nhờ đó, có nhiều gia đình như gia đình chị Tuyến, đã có thu nhập cao gấp nhiều lần trồng lúa nhờ mạnh dạn trồng cây gai trên diện tích ruộng 2.000 mét vuông. Sau một năm, gia đình chị thu được 180-200kg gai khô, bán với giá 40.000 đồng/kg.

Bây giờ, nhiều bà con dân tộc đều thừa nhận, cây gai và dự án trồng gai đã giúp họ thay đổi cuộc sống. Đặc biệt, dự án đã tạo điều kiện cho người phụ nữ được phát huy vai trò, khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội. Các chị em đã tự tin tham gia làm kinh tế gia đình, quyết định các công việc lớn như đầu tư tiền trồng gai, mua máy móc, thiết bị… Nhờ cây gai mà nhiều gia đình còn có thêm tiền tích lũy để sau đó cải tạo nhà cửa, sẵm sửa đồ đạc, vật dụng trong nhà, đầu tư cho con cái học hành tiến bộ. Vợ chồng cũng không còn phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời vất vả như khi chỉ trồng ngô, lúa nên có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân, nuôi dạy con cái ngoan ngoãn.

Từ năm 2019 đến nay, dự án GREAT đã hỗ trợ xã thành lập 13 tổ nhóm sản xuất và tổ chức nhiều lớp tập huấn cho bà con.  Đến nay, số người tham gia vào dự án đã tăng nhiều lần. Tất cả họ là người dân tộc thiểu số và chiếm một nửa là phụ nữ.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

(PNTĐ) - Với mong muốn cải thiện điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ các em nhỏ có bữa ăn đầy đủ và ấm áp hơn, một nhà ăn mới cùng các trang thiết bị cần thiết cho trường học đã được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trao tặng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú - THCS Sủng Máng, huyện Mèo Vạc.
Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.