Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển Kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chia sẻ về thúc đẩy bình đẳng giớí và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS&MN

HOÀNG ANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 18/12, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức “Hội thảo chia sẻ kết quả thúc đẩy bình đẳng giới - Đề xuất giải pháp lồng ghép giới hiệu quả, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”(Dự án 8).

 

Hội thảo nhằm đánh giá về kết quả 3 năm thực hiện Dự án 8 và tình hình thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển Kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đồng thời đưa ra nhiệm vụ và  những giải trong thời gian tới. 

 

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển Kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án 8 Trung ương cho biết: Thời gian qua, Hội LHPN Việt Nam đã chủ động, khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn, kế hoạch định hướng nhiệm vụ giai đoạn, hàng năm; hỗ trợ các địa phương tổ chức thực hiện Dự án. Đặc biệt, Trung ương Hội đã ban hành Chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030.

Theo bà Tôn Ngọc Hạnh, việc tuyên truyền làm thay đổi nhận thức ở đồng bào dân tộc thiểu số là việc vô cùng khó khăn, cần sự kiên trì bền bỉ, luôn sáng tạo trong công tác truyền thông, chứ không phải tức thì là có sự thay đổi ngay.

Đánh giá về việc triển khai Dự án 8, bà Tôn Ngọc Hạnh cho biết, Dự án đã được triển khai một cách tích cực, chủ động. Nhiều mô hình cốt lõi của Dự án như Tổ truyền thông cộng đồng, Địa chỉ tin cậy, Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi"… có kết quả triển khai gần đạt/hoặc vượt chỉ tiêu. Các mô hình được người dân ủng hộ và các cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao. Tiêu biểu, có 2 tỉnh đã thực hiện đạt cơ bản các chỉ tiêu giai đoạn 1 là Hà Giang và Lào Cai.

Hiện các địa phương, hầu hết các tỉnh thành lập Ban điều hành Dự án 8 cấp tỉnh. 100% Hội LHPN các cấp tỉnh đều phân công 1 đồng chí lãnh đạo Hội phụ trách và 1 ban đầu mối tham mưu tổng thể công tác chỉ đạo thực hiện, phân công nhiệm vụ cho các ban liên quan tham gia thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Dự án. Chủ động ban hành các văn bản hướng dẫn, kế hoạch định hướng nhiệm vụ giai đoạn, hàng năm và hỗ trợ các địa phương tổ chức thực hiện...

Sau 3 năm triển khai (từ 2021-2023) đã có 40/40 tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 được cấp ngân sách Trung ương đã ban hành kế hoạch thực hiện Dự án 8 giai đoạn I. Đến hết ngày 9/8/2023, 100% tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai Dự án năm 2023. Các nội dung, chỉ tiêu cốt lõi, trọng tâm của Dự án 8 đề ra trong giai đoạn 1 đã đạt được những kết quả tích cực.

Các địa phương hỗ trợ 184/500 tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, với 2.208 phụ nữ làm chủ/hoặc tham gia quản lý; thành lập, củng cố 1.462/1000 địa chỉ tin cậy, hỗ trợ, tư vấn cho khoảng 12.971 phụ nữ, trẻ em tại địa bàn DTTS…

Tại các địa phương  đã thành lập, duy trì 1.132/1800 câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" với sự tham gia của 30.659 trẻ em. Tổ chức 233/600 cuộc tập huấn hướng dẫn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới cho trên 12.478 cán bộ các cấp; 1.145/4.400 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản, thu hút 65.233 người tham gia...

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Dự án vẫn đang ở giai đoạn đầu triển khai, vẫn gặp những khó khăn/vướng mắc cần tiếp tục nghiên cứu, có giải pháp khắc phục, thúc đẩy trong thời gian tới như: Thiếu cơ chế phối hợp thực hiện bình đẳng giới và giám sát, đánh giá bình đẳng giới trong Chương trình tại các cấp…
 
Đặc biệt, thực tế vẫn còn nhiều các vấn đề xã hội cấp thiết liên quan trực tiếp đến đời sống của phụ nữ và trẻ em tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như vẫn tình trạng tảo hôn, kéo vợ, bắt vợ, bạo lực giới…

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ về tình hình thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thông qua việc thực hiện các Dự án thành phần của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Dân tộc thiểu số và miền núi như: Việc thực hiện lồng ghép giới trong Tiểu Dự án 1 - Dự án 5 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện; Tình hình thực hiện lồng ghép giới trong Dự án 7 - Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng suy dinh dưỡng trẻ em; Việc thực hiện lồng ghép giới và thúc đẩy bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Gia Lai…

Chia sẻ về  thúc đẩy bình đẳng giớí và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS&MN - ảnh 1
Các đại biểu phát biểu tại hội thảo.

Đồng thời, các đại biểu đã chia sẻ, thảo luận giải pháp lồng ghép giới hiệu quả trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia về dân tộc thiểu số và miền núi.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

(PNTĐ) - Vừa qua, tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Lễ khánh thành và trao tặng nhà lớp học điểm Trường Mầm non Minh Thắng, xã Việt Vinh. Đây là công trình điểm trường vùng cao được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tài trợ 400 triệu đồng kinh phí để xây dựng.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".