Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”

CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” để trẻ em lên tiếng góp phần thúc đẩy bình đẳng giới

Gia Linh
Chia sẻ

(PNTĐ) - CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là 1 trong 4 mô hình cơ bản nằm trong chương trình của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, giai đoạn 1 từ năm 2021 -2025, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được Hội LHPN Việt Nam triển khai thực hiện đã và đang từng bước để trẻ em lên tiếng góp phần thúc đẩy bình đẳng giới.

Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" nhằm trang bị cho trẻ em những kiến thức, kỹ năng bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em, qua đó tạo sự thay đổi tích cực về nhận thức và hành vi ứng xử trong việc ngăn ngừa và ứng phó với bạo lực, xâm hại trẻ em.

Bà Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết: Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" là 1 trong 4 mô hình cơ bản của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Với chỉ tiêu 1.800 CLB được củng cố, hoặc thành lập mới, CLB nhằm trang bị cho trẻ em những kiến thức, kỹ năng liên quan đến bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em. Qua đó, tạo sự thay đổi tích cực về thái độ, nhận thức và hành vi ứng xử trong việc ngăn ngừa và ứng phó với bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là vấn đề xâm hại tình dục trẻ em, các vấn đề về sức khỏe sinh sản và kết hôn trẻ em; tạo điều kiện để các em trải nghiệm và phát huy các sở trường của mình. Đặc biệt, hoạt động của CLB giúp nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi của trẻ em, giáo viên, cha mẹ, người dân tại cộng đồng và cán bộ địa phương trong thực thi quyền và bổn phận của trẻ em, bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bạo lực, xâm hại, bóc lột, buôn bán, bắt cóc và tảo hôn.

Tháng 11/2022, Hội LHPN Việt Nam trực tiếp chỉ đạo điểm tại 2 xã thuộc 2 tỉnh Lào Cai và Sóc Trăng. Tại tỉnh Lào Cai, lựa chọn trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Lùng Phình, huyện Bắc Hà làm mô hình điểm trên phạm vi toàn quốc. Sau gần 1 năm hoạt động, thầy giáo giáo Phạm Hữu Trượng, giáo viên trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Lùng Phình, xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết: CLB được thành lập, thực sự là một cơ hội cho các em có thể "thay đổi bản thân mình". Tham gia vào CLB, các em được tìm hiểu về các kiến thức như: Quyền trẻ em; phòng chống xâm hại tình dục; phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; phòng tránh bạo lực học đường; kỹ năng giao tiếp ứng xử trên không gian mạng… Nhiều em chưa có kiến thức và kỹ năng cần thiết để bảo vệ mình trước những nguy cơ có thể xảy ra. 

CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”  để trẻ em lên tiếng góp phần thúc đẩy bình đẳng giới - ảnh 1
CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi mô hình điểm tại tỉnh Yên Bái. Ảnh HPN

Từ mô hình điểm của TƯ Hội triển khai thời gian qua hoạt động hiệu quả, thiết thực,  mô hình CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi “ được nhân rộng trong các tỉnh thành thực hiện dự án 8. Trong tháng 9/2023, vừa qua, Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lễ ra mắt điểm chỉ đạo mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại Trường Tiểu học và THCS Lý Tự Trọng, xã Ea Sô, huyện Ea Kar. Bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk cho biết: Mô hình được thành lập với 30 thành viên là trẻ em từ 10-16 tuổi nhằm hỗ trợ, khuyến khích các em chủ động tham gia giải quyết các vấn đề của bản thân trong phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trẻ em, lao động trẻ em, bóc lột và xâm hại, buôn bán, bắt cóc trẻ em, tảo hôn ở trẻ em. Đồng thời, thông qua hoạt động của mô hình, Hội LHPN tỉnh mong muốn gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong thực thi quyền và bổn phận của trẻ em, bảo vệ trẻ em, góp phần xóa bỏ các định kiến giới, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Còn tại tỉnh Yên Bái, thực hiện các hoạt động của Dự án 8, trong tháng 10 vừa qua, Hội LHPN tỉnh Yên Bái đã phối hợp tổ chức ra mắt điểm chỉ đạo cấp tỉnh Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" tại Trường Tiểu học & Trung học cơ sở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn. Bà Hoàng Thúy Phương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Yên Bái cho biết: CLB với 30 thành viên, các thành viên Câu lạc bộ sẽ là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu có hại trong đời sống của đồng bào các dân tộc tại địa phương. Để CLB hoạt động hiệu quả, Ban Điều hành Dự án 8 tỉnh đã tổ chức tập huấn hướng dẫn thành lập và vận hành CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi” cho các địa phương triển khai Dự án với sự tham gia đầy đủ của các thành phần liên quan. Qua tập huấn, đại diện các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể liên quan tới việc thành lập CLB đều nhận thức rõ ý nghĩa của việc thành lập CLB và trách nhiệm trong việc thành lập, vận hành CLB. Từ mô hình làm điểm, Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 thành lập 56 CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi”.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

(PNTĐ) - Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn cho giáo viên/cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bào DTTS & MN của các tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025
Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

(PNTĐ) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực lan tỏa nhiều nội dung của dự án 8 đến với  phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là dự án do ội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

(PNTĐ) - Tại Ninh Thuận, Dự án 8  thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống.  Sau 3 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, định hướng của Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, Dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em.
Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.