Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số theo hình thức tập trung

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nhằm góp phần thực hiện Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, Bộ GD- ĐT đã quy định chương trình bồi dưỡng tiếng DTTS sẽ tổ chức theo hình thức tập trung, bán tập trung hoặc từ xa; học viên được cấp chứng chỉ tiếng DTTS sau khi hoàn thành.

Cụ thể, theo Thông tư số 09/2023/TT-BGDĐT ngày 18/4/2023 quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) của Bộ Giáo dục và Đào tạo,  việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng DTTS, áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên và các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng DTTS; các Sở GD&ĐT, các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số theo hình thức tập trung - ảnh 1
Ảnh minh họa

Thông tư nêu rõ điều kiện đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng DTTS về đội ngũ giáo viên, chương trình chi tiết, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở vật chất, thiết bị, phòng học, và đặc biệt là phải có đề án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng DTTS.

Đối tượng tuyển sinh vào học chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng DTTS là công dân Việt Nam có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; nói được tiếng DTTS của chương trình đào tạo. Ưu tiên tuyển sinh đối với người DTTS đã tốt nghiệp đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm thường trú ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Đối tượng tuyển sinh vào học chương trình bồi dưỡng tiếng DTTS là công dân Việt Nam, là người DTTS; cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng Công an, Quân đội đang công tác ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng DTTS, sẽ tổ chức đào tạo theo hình thức tập trung và được cấp chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng DTTS.

Chương trình bồi dưỡng tiếng DTTS sẽ tổ chức theo hình thức tập trung, bán tập trung hoặc từ xa; học viên được cấp chứng chỉ tiếng DTTS sau khi hoàn thành.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

(PNTĐ) - Với mong muốn cải thiện điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ các em nhỏ có bữa ăn đầy đủ và ấm áp hơn, một nhà ăn mới cùng các trang thiết bị cần thiết cho trường học đã được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trao tặng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú - THCS Sủng Máng, huyện Mèo Vạc.
Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.